ClockThứ Hai, 06/11/2023 13:58

Huy động gần 19.000 tỷ đồng qua 26 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ

Tổng giá trị trái phiếu huy động được qua đấu thầu là 18.975 tỷ đồng; trong đó, 14.475 tỷ đồng trái phiếu Kho bạc Nhà nước phát hành và 4.500 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành.

Rà soát việc tư vấn về trái phiếu và chứng chỉ quỹChính phủ ban hành quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệpNăm 2022, giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ giảm 66%Bộ trưởng Bộ Tài chính: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất tiềm năngĐã huy động được gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủCác quốc gia ASEAN đẩy mạnh phát hành trái phiếu xanh

Kiểm tra, giám sát đấu thầu trái phiếu điện tử. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) 

Tháng 10/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức 26 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; trong đó, Kho bạc Nhà nước có 14 đợt và Ngân hàng Chính sách Xã hội có 12 đợt.

Tổng giá trị trái phiếu huy động được qua đấu thầu là 18.975 tỷ đồng; trong đó, 14.475 tỷ đồng trái phiếu Kho bạc Nhà nước phát hành và 4.500 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành.

Trái phiếu Kho bạc Nhà nước phát hành nhiều nhất tại kỳ hạn 10 năm và 15 năm, với tỷ trọng 41,45% và 34,54% tổng khối lượng phát hành trong tháng.

Về lãi suất, trái phiếu kỳ hạn 5 năm tăng nhẹ các phiên đầu tháng, sau đó giảm tại phiên cuối tháng, kỳ hạn 10 năm, 15 năm có cùng mức tăng 6 điểm cơ bản so với tháng 9.

Tại thời điểm cuối tháng, lãi suất huy động kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm và 30 năm lần lượt là 1,62%; 2,42%; 2,65% và 3,05%.

Trong khi đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội chỉ trúng thầu kỳ hạn 5 năm, với mức lãi suất trúng thầu giữ ổn định trong tháng là 2,5%.

Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch trái phiếu Chính phủ theo phương thức thông thường (outright) đạt hơn 89.258 tỷ đồng, giao dịch mua bán lại (repos) đạt gần 22.678 tỷ đồng trong tháng 10.

Giá trị giao dịch bình quân phiên trong tháng 10 đạt 5.088 tỷ đồng, giảm 20,77% so với tháng trước đó.

Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tháng 10 chiếm 2,46% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, giá trị bán ròng đạt 58 tỷ đồng.

Lợi suất giao dịch bình quân của công cụ nợ tăng nhiều nhất ở các kỳ hạn 15-20 năm, 25-30 năm và 10 năm, tăng tương ứng 24,34%; 12,28% và 11,29% so với cùng kỳ tháng trước; giảm nhiều nhất ở các kỳ hạn 5-7 năm và 20-25 năm, tương ứng mức giảm 3,39% và 2,41% so với cùng kỳ tháng trước.

Về kỳ hạn, các kỳ hạn trung và dài hạn được giao dịch nhiều nhất toàn thị trường; trong đó, kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất là 15 năm, 10 năm, 25-30 năm với tỷ trọng so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tương ứng là 17,11%; 13,96% và 11,88%./.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lãi suất huy động tăng, người dân lo ngại áp lực lãi suất

Lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng đang có xu hướng điều chỉnh tăng, dù con số điều chỉnh vẫn ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo ngại nếu lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh sẽ gây áp lực lên nền kinh tế khi hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp mới chỉ có dấu hiệu phục hồi.

Lãi suất huy động tăng, người dân lo ngại áp lực lãi suất
Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

Cùng với nguồn vốn phân bổ từ Trung ương hay vốn ủy thác từ chính quyền các cấp sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, nguồn vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức cũng góp một phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách
Lãi suất huy động vẫn khó tăng

Lãi suất huy động trên thị trường liên tục giảm và giảm về mức thấp nhất trong lịch sử, dù vậy kênh tiết kiệm vẫn được người dân ưu ái trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Lãi suất huy động vẫn khó tăng

TIN MỚI

Return to top