ClockThứ Tư, 05/04/2023 10:56
Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế:

Kết nối liên thông văn bản với chính quyền địa phương

TTH - Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (TTHPC) là đơn vị đầu tiên trong Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) hoàn thành kết nối liên thông văn bản với chính quyền địa phương nơi các công ty điện lực hoạt động.

Tiết kiệm điện – thành thói quenGương sáng ngành điện

leftcenterrightdel
Công nhân thao tác tại Trạm biến áp Kỹ thuật số 110kV Phú Bài 

Điểm nhấn

Dự án nâng cấp hệ thống bảo vệ điều khiển trạm 110kV Phú Bài (TX. Hương Thủy) được TTHPC đưa vào sử dụng năm vừa qua là một trong những điểm nhấn thể hiện rõ nét kết quả thực hiện CĐS. Đây là trạm biến áp (TBA) đầu tiên trên địa bàn tỉnh, và là 1 trong 2 TBA 110kV đầu tiên của khu vực miền Trung - Tây Nguyên ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hệ thống điều khiển bảo vệ (ĐKBV). Theo ông Nguyễn Đại Phúc, Giám đốc TTHPC, TBA kỹ thuật số là một công nghệ tiên tiến, được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong thời gian gần đây.

Để thực hiện thiết kế hệ thống, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật vật tư thiết bị, đáp ứng yêu cầu công nghệ, TTHPC đã tổ chức nhiều hội thảo về TBA kỹ thuật số với các đối tác công nghệ hàng đầu trên thế giới, như Siemens, Hitachi ABB, GE…, từ đó nắm bắt công nghệ để chủ động đưa ra giải pháp nâng cấp hệ thống ĐKBV trạm theo công nghệ kỹ thuật số, thực hiện công tác thiết kế hệ và xây dựng cấu hình thiết bị.

So sánh với công nghệ điều khiển tích hợp đang triển khai trong các hệ thống tự động hóa TBA hiện nay, công nghệ TBA kỹ thuật số đã được chứng minh các ưu điểm, như: giảm số lượng dây dẫn đấu nối (ước tính giảm trên 80% số lượng cáp tín hiệu) và thay thế bằng mạng cáp quang; số lượng thiết bị lắp đặt ít hơn, nâng cao độ tin cậy làm việc của hệ thống, tiết kiệm nhân lực...

Cũng trong năm 2022, hệ thống báo cáo tự động trên nền tảng Website nội bộ của công ty cũng được đưa vào vận hành chính thức tại Phòng Điều độ với nhiều chức năng mở rộng, như tự động xây dựng và gửi các báo cáo đến các trung tâm khác nhau. Với lợi thế là chương trình phần mềm tự phát triển của đơn vị, hệ thống luôn tiếp nhận kịp thời các góp ý về chức năng và các sự cố hoạt động của hệ thống khi sử dụng của người dùng để kịp thời hiệu chỉnh xử lý các lỗi phát sinh, nhằm đảm bảo hệ thống vận hành liên tục và ổn định. Đây là giải pháp phục vụ các công tác giám sát thông số, giúp lãnh đạo công ty có thể giám sát dữ liệu với thời gian thực, đồng thời các báo cáo luôn tự động cập nhật dữ liệu để điền vào các dữ liệu khuyết giúp các lãnh đạo có phương án xử lý kịp thời trong các công tác sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, CĐS còn được công ty triển khai áp dụng trên nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Hiện toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ khách hàng của đơn vị đã được thực hiện trên môi trường số, các dịch vụ trực tuyến được hoàn thiện và ứng dụng mạnh mẽ như số hóa toàn bộ dữ liệu khách hàng, ghi đọc chỉ số công tơ từ xa, thanh toán trực tuyến... Công ty Điện lực tỉnh là đơn vị đầu tiên trong Tổng công ty Điện lực miền Trung hoàn thành kết nối liên thông văn bản với chính quyền địa phương nơi các công ty điện lực hoạt động.

leftcenterrightdel
Nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế được vận hành bằng số hóa 

Hướng đến doanh nghiệp số

Theo ông Nguyễn Đại Phúc, CĐS vừa là cơ hội, vừa là thách thức của ngành điện để phục hồi và phát triển. Hiện Công ty Điện lực tỉnh đang tập trung thực hiện CĐS trên ba lĩnh vực then chốt. Cụ thể, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ, nhân viên, đặc biệt là cán bộ quản lý để tạo sự chuyển biến từ tư duy đến hành động; CĐS trong quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả; CĐS về công nghệ tự động hóa lưới điện, lưu trữ thông tin.

Đề cập đến CĐS ở doanh nghiệp, ông Nguyễn Đại Phúc nêu quan điểm, đây là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Tại TTHPC, từ năm 2021 đến nay, bên cạnh việc đầu tư hạ tầng, đơn vị đã tổ chức hàng loạt khóa đào tạo có nội dung từ hành động chiến lược của lãnh đạo đến việc tổ chức CĐS, các nền tảng công nghệ, các khái niệm về ứng dụng công nghệ 4.0 giúp hỗ trợ nâng cao kiến thức cho cán bộ, nhân viên. Công ty đã số hóa, khai thác triệt để cơ sở dữ liệu sẵn có, từ đó kết nối các ứng dụng tự phát triển và các chương trình phần mềm... Thông qua hệ báo cáo thông minh, dữ liệu được phân tích tự động, các nguồn số liệu mất điện, sự cố, an toàn đều được minh bạch thông qua việc truy xuất tự động từ hệ thống đo đếm từ xa...

Bước đầu, đơn vị tiếp cận bộ hành vi khách hàng, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao trải nghiệm của khách hàng đối với đơn vị cung cấp sản phẩm đặc thù; xây dựng hệ sinh thái khách hàng với nguồn dữ liệu đo xa và trao quyền cho khách hàng giám sát dữ liệu tiêu dùng điện.

 Với lộ trình CĐS mạnh mẽ trong tất cả lĩnh vực quản lý, vận hành, điều độ, sản xuất, kinh doanh, công ty phấn đấu vào năm 2025 trở thành doanh nghiệp số toàn diện ở Việt Nam. “Hiện chúng tôi đang tập trung xây dựng nguồn nhân lực phục vụ CĐS, chủ động liên kết được với các cơ sở khoa học công nghệ uy tín tổ chức đào tạo nâng cao các giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho đội ngũ nhân sự, đồng thời phát động phong trào thi đua, đề xuất ý tưởng CĐS và ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong toàn thể cán bộ, công nhân viên”, ông Nguyễn Đại Phúc thông tin. 

Bài, ảnh: HẢI THUẬN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại A Lưới

Ngày 24/12, Đoàn viên thanh niên, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại thôn A Rom, xã Hồng Hạ (A Lưới).

Khánh thành công trình thanh niên Thắp sáng đường quê tại A Lưới
Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

Ngày 24/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm) tổ chức đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.

Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại cho sản phẩm địa phương

Theo lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm), đơn vị sẽ tổ chức kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản, OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 tại Trung tâm Thương mại Aeon Mall Huế trong 2 ngày 28 và 29/12.

Xúc tiến thương mại cho sản phẩm địa phương
Return to top