ClockThứ Tư, 21/12/2016 20:23

Kết nối, phát triển thị trường sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ

TTH - Chiều 21/12, Sở Công thương tổ chức hội nghị kết nối, phát triển thị trường sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ năm 2016. Tham dự có các ông: Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phan Ngọc Thọ, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Năm 2016, Sở Công thương đã tổ chức các chương trình, hội nghị, hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… chương trình kết nối lần này là cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh tìm hiểu, trao đổi thông tin sản phẩm, tìm khả năng hợp tác, mở rộng thị trường, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Trước đó, hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm diễn ra tại Trung tâm Festival Huế và đã có trên 50 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia kết nối với 6 nhà phân phối trong nước, trong đó có 162 lượt kết nối đã diễn ra và 47 biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm được ký kết.

Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Return to top