ClockThứ Năm, 14/01/2021 06:15

Khi doanh nghiệp tham gia đánh giá

TTH - Môi trường đầu tư dần được cải thiện khi các sở ngành, địa phương đang nỗ lực trong khâu cải cách hành chính. Và doanh nghiệp (DN) chính là người tham gia trực tiếp đánh giá năng lực điều hành thông qua đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI).

Những bước đi phù hợp, hiệu quảDưới góc nhìn kinh tếGần 8.000 tỷ đồng thu ngân sách năm 201930 năm đồng hành người nộp thuế

Doanh nghiệp tham gia đánh giá hoạt động của các sở, ngành, địa phương

Nhìn nhận đúng mức độ hài lòng 

2018 là năm đầu tiên Thừa Thiên Huế tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương. Liên tục những năm sau đó, việc đánh giá DDCI diễn ra hàng năm như một cơ sở đánh giá mức độ hài lòng của DN, người dân với hoạt động của chính quyền hướng đến chính quyền thân thiện. Việc đánh giá này được triển khai trên cơ sở thăm dò mức độ hài lòng của nhà đầu tư, DN, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Theo nhận định của Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Cung Trọng Cường, đánh giá DDCI năm 2020 dựa trên thực tế tình hình kinh tế - xã hội địa phương. Các câu hỏi khảo sát được thay đổi dựa trên ý kiến của DN khảo sát và kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019; từ đó, kết quả đánh giá DDCI 2020 sẽ phản ánh thực tế hơn công tác điều hành kinh tế của sở, ban, ngành và địa phương; nâng cao PCI trong năm 2020.

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cho rằng, qua lăng kính DDCI, cộng đồng DN mong muốn các đơn vị hành chính cấp cơ sở hiểu rõ những điểm mạnh cũng như điểm còn hạn chế ở hệ thống hành chính. Từ đó khoanh vùng những trở ngại, những điểm nghẽn, xử lý dứt điểm những ý kiến phàn nàn của DN theo phân quyền cấp tỉnh, cấp sở, ban, ngành và địa phương, xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững, tin cậy với DN. Ở chiều ngược lại, DN cũng hỗ trợ tỉnh chỉ ra những điểm cần cải thiện từ phía chính quyền để thu hút thêm đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh.

Động lực thu hút đầu tư

Theo đại diện UBND TP. Huế, thông qua việc trực tiếp được đánh giá xếp hạng giúp thành phố nhìn nhận những điểm chưa được lòng của DN, người dân từ đó có hướng khắc phục. Theo đó, trong năm qua, thành phố tập trung cải thiện môi trường đầu tư thông qua hướng “đột phá” chiến lược trong xây dựng trung tâm hành chính công “kiểu mẫu” hiện đại với đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tâm huyết, trách nhiệm.

Sau thời gian đi vào hoạt động, đến nay, Trung tâm Hành chính công thành phố đã trở thành địa chỉ kết nối tin cậy, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính (TTHC) cho các tổ chức, DN và người dân. Thành phố cũng tập trung triển khai có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh cải cách TTHC có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của DN nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Trung tâm Hành chính công đã phối hợp với các phòng liên quan tiến hành rà soát TTHC, kiến nghị đề xuất bãi bỏ, chuẩn hóa, ban hành, sửa đổi bổ sung danh mục TTHC thẩm định, phê duyệt tại trung tâm với 294 bộ TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Thành phố cũng nâng cao chất lượng, trách nhiệm, thái độ ứng xử làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc trực tiếp với nhà đầu tư, DN, người dân xứng đáng là đơn vị đi đầu về đô thị thông minh, về chính quyền điện tử, cải cách hành chính của tỉnh.

Đổi mới thực hiện vai trò chủ công trong hoạt động hỗ trợ DN cũng được Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai. Trong đó, việc thực hiện quy trình liên thông giữa sở, cơ quan thuế, địa phương trong việc hỗ trợ chữ ký số, hóa đơn điện tử cho DN; hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN được sở triển khai mạnh mẽ. Các TTHC cũng được cắt giảm, giảm thời gian đi lại, chi phí gia nhập thị trường của DN, góp phần thực hiện thành công chủ trương “4 không 1 có” của tỉnh (làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung, dịch vụ công không gặp mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và dữ liệu có chuyển đổi số).

Cùng với đó, việc thành lập bộ phận hỗ trợ DN hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh (hoàn toàn miễn phí) cũng góp phần tích cực hỗ trợ người dân, DN trong thực hiện các thủ tục liên quan. Hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư và các lĩnh vực khác, Sở cũng hỗ trợ đắc lực với việc hỗ trợ khởi công thành công 7/12 dự án trọng điểm trong năm 2020 theo đúng chủ trương của UBND tỉnh.

Việc thực hiện tốt công tác cải cách hành chính tại các sở ngành, địa phương là động lực lớn trong nâng cao các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh tạo lòng tin cho nhà đầu tư. Nhờ đó, năm qua dù kinh tế gặp nhiều khó khăn song địa phương vẫn thu hút được dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký 10.963 tỷ đồng bao gồm 6 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 427 tỷ đồng và 26 dự án trong nước; tổng vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, vượt 140% kế hoạch.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phú Lộc, A Lưới:
Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng

Sáng 17/12, huyện Phú Lộc khai mạc kỳ họp thứ 9, HĐND huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh (QP-AN) năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KT-XH năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.

Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng
Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

TIN MỚI

Return to top