ClockChủ Nhật, 29/01/2023 07:54

Chuyển đổi số Agribank: Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận tín dụng

Agribank Quảng Điền: Trao 50 triệu đồng hỗ trợ người nghèo đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023Agribank trao 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai tại Quảng ĐiềnAgribank công bố đường dây nóng hỗ trợ khách hàng

Đa dạng sản phẩm, loại hình dịch vụ, thúc đẩy ngân hàng điện tử đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng là một trong những giải pháp mà Agribank Thừa Thiên Huế đang triển khai, nhằm góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số của Argibank nói riêng và chuyển đổi số ngành ngân hàng nói chung.

Mở rộng các dịch vụ thanh toán sẽ kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng

Thanh toán “1 chạm”

“Alo, anh chuyển khoản tiền hàng tháng này rồi, em kiểm tra giúp anh nhé!” là câu của anh Nguyễn Thanh Tùng chủ một quầy bán trái cây tại Phong Điền gọi điện báo cho đầu mối kinh doanh trái cây của mình. Nếu như ngày trước, anh phải gửi tiền theo xe buýt hay phải đích thân chạy lên hơn 35km để đưa tiền cho mối sỉ vừa mất chi phí về thời gian, tiền bạc thì giờ đây, anh chỉ mất chưa đầy 30 giây để chuyển khoản. Anh chỉ cần vào tài khoản Agribank qua dịch vụ Agribank E-Mobile Banking, thực hiện các thao tác chuyển khoản là có thể chuyển khoản ngay cho đối tác mà không mất quá nhiều thời gian.

Không chỉ có anh Tùng mà rất nhiều người đã dần quen với hình thức thanh toán này. Với tiện ích như nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian, chi phí… hình thức thanh toán này của Agribank được người dân nhất là người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa ưa chuộng. Vì lẽ đó mà hiện nay, các cửa hàng mua sắm, ăn uống, dịch vụ từ thành thị đến nông thôn bắt đầu trang bị đầy đủ các loại máy POS để quẹt thẻ, mã QR thanh toán nhanh.

Theo anh Phạm Quốc Quý, chủ cửa hàng kinh doanh thời trang trên địa bàn thành phố, ngoài thanh toán trực tiếp tại quầy, chúng tôi đã chủ động hỗ trợ khách hàng trong thanh toán không dùng tiền mặt tại cửa hàng. Việc đa dạng hình thức thanh toán như chuyển khoản, thanh toán qua dịch vụ thẻ, quét QR, VNPay… còn giúp chúng tôi thuận tiện trong việc giao và mua hàng. Với khách hàng, khi không mang tiền mặt có thể thanh toán qua mã QR, thanh toán qua thẻ hoặc thẻ tín dụng nhanh chóng với vài thao tác đơn giản trên điện thoại hoặc máy POS. Hiện nay, lượng giao dịch qua hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của cửa hàng đang chiếm hơn 50% trong tổng số giao dịch.

Với việc thúc đẩy thanh toán thông qua ngân hàng điện tử, trong năm 2022 lượng giao dịch qua ngân hàng điện tử tại Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế có mức tăng trưởng hơn 15% với gần 25.000 tài khoản thanh toán đăng ký mới. Số lượng điểm chấp nhận thanh toán thẻ của Agribank (bao gồm POS và QR) hơn 300 điểm.

Đa dạng hình thức thanh toán

Không chỉ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt thông qua thúc đẩy thanh toán qua ngân hàng điện tử hay QR, Agribank còn là đơn vị tiên phong trong phát hành thẻ đa ứng dụng với chức năng thanh toán không chạm (contactless) và thẻ tín dụng nội địa Lộc Việt - 1 chip 2 ứng dụng. Loại thẻ này được phát hành với 2 chip trên thẻ bao gồm 1 chip dùng cho thanh toán bằng tính năng tín dụng (Credit), 1 chip dùng cho tính năng ghi nợ (Debit).

Theo ông Nguyễn Hải Quân, Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế, thẻ Lộc Việt Agribank là một trong những giải pháp trọng tâm của Agribank trong năm 2022 để nâng cao hiệu quả triển khai đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần hạn chế, đẩy lùi nạn tín dụng đen trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Với công nghệ thanh toán vượt trội, tích hợp hai ứng dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trên cùng 1 con chip theo chuẩn VCCS, khách hàng hoàn toàn có thể chủ động trong việc lựa chọn công cụ thanh toán phù hợp với kế hoạch tài chính của bản thân.

Theo đó, ngoài tính năng như một chiếc thẻ ATM thông thường, chủ thẻ Lộc Việt còn được Agribank cấp 1 hạn mức tín dụng tối đa 30 triệu đồng. Thời gian miễn lãi và ân hạn tối đa lên đến 55 ngày, cao hơn 10 ngày so với thẻ tín dụng thông thường. Với lãi suất 13%/năm đối với số dư cho vay qua thẻ Lộc Việt, mức lãi suất này đang thấp hơn so với các sản phẩm tài chính tiêu dùng khác trên thị trường. Sản phẩm này hướng tới đối tượng khách hàng ở khu vực nông thôn, khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, khách hàng thanh toán lương qua tài khoản ATM nhằm góp phần hạn chế tín dụng đen.

Ngoài ra, Agribank cũng hợp tác triển khai ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử, cổng thanh toán…, tạo thuận lợi cho khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ tài chính. Agribank còn liên kết gần 20 loại ví điện tử và liên tục có chương trình ưu đãi và kết hợp cùng đối tác lớn như Shopee, Tiki, Vinmart, Grab, Lazada để gia tăng lợi ích phù hợp với nhu cầu chi tiêu.

Cùng với việc tích hợp các tiện ích đối với dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ lên Cổng thông tin dịch vụ Quốc gia; Agribank còn tích hợp các dịch vụ thanh toán thuế, phí, lệ phí thông qua ví điện tử, Hue-S... đã góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, để khuyến khích khách hàng tham gia nhiều hơn trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank cũng thường xuyên tham gia hội chợ, tọa đàm, giới thiệu các sản phẩm Ngân hàng điện tử và sản phẩm thẻ chip, đến các hộ kinh doanh, tiểu thương để tư vấn, mở thẻ, tạo mã VietQR cho khách hàng của mình. Tiếp tục tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi hợp lý; phối hợp với các đơn vị chấp nhận thanh toán (đơn vị cung ứng điện, nước, dịch vụ viễn thông, trang thương mại điện tử, siêu thị, nhà hàng, trung tâm mua sắm,…) tri ân khách hàng khi mở mới tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng,… hoặc thực hiện thanh toán hóa đơn, chi trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ bằng các phương thức TTKDTM như thanh toán thẻ, thanh toán qua ứng dụng trên điện thoại di động, thanh toán qua mã QR, trích nợ tự động,…

Ông Nguyễn Hải Quân chia sẻ, bằng nhiều giải pháp đã triển khai, chúng tôi hướng đến làm hài lòng khách hàng bằng những dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân, đặc biệt là các hoạt động giao dịch trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số của Agribank nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm kéo gần khoảng cách tiếp cận dịch vụ tín dụng, ngân hàng của Agribank nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.

Bài, ảnh: Phương Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số

Sáng 20/7, Đoàn công tác của UBND tỉnh Tây Ninh do ông Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số (CĐS) gắn với cải cách hành chính (CCHC), phát triển du lịch và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số
Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực

Chiều 19/7, tại huyện Phong Điền, Sở Y tế tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các huyện, thị, thành phố, các bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc Sở.

Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực
Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế

Ngày 17/7, trong khuôn khổ chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) và làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Cùng đi có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn.

Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế
Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương

Trong 2 ngày 16 - 17/7, Đoàn công tác Tỉnh ủy Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để trao đổi kinh nghiệm về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số; phát triển du lịch, văn hoá; xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản Cố đô gắn với thúc đẩy các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương
Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững

Ngày 13/7, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với Hội Địa lý Việt Nam và Hội Địa lý Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ XIV, năm 2024 với chủ đề “Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”.

Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top