ClockThứ Ba, 13/07/2021 16:27

Đột phá ngân hàng số với eKYC

TTH - 100% các ngân hàng thương mại triển khai ứng dụng cho phép khách hàng định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) để mở tài khoản từ xa, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát.

Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Công nghệ sẽ tạo đột phá

Giải pháp eKYC tạo nên bước đi mới trong chuyển đổi số ngành ngân hàng

Hạn chế giao dịch tại quầy

Nhận biết khách hàng (KYC – Know Your Customer) là yêu cầu bắt buộc đối với ngân hàng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ. Thông thường, ngân hàng định danh khách hàng bằng việc gặp mặt trực tiếp và thông qua đối chiếu chứng từ gốc. Nói cách khác, các ngân hàng phải đảm bảo rằng họ biết và gặp trực tiếp khách hàng đăng ký.

Tuy nhiên, việc khách hàng phải đến quầy giao dịch đôi khi sẽ gặp khó khăn do hạn chế địa lý hoặc thời gian, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Giải quyết vấn đề này, các ngân hàng đã triển khai các ứng dụng áp dụng eKYC; theo đó việc định danh khách hàng sẽ được thực hiện bằng phương thức điện tử và không cần gặp mặt trực tiếp, nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến.

Anh Trần Giang Tô, khách hàng Ngân hàng Công thương(VietinBank) Thừa Thiên Huế chia sẻ, do có nhu cầu đăng ký sử dụng dịch vụ của VietinBank, nhưng lại ngại đến quầy giao dịch nên tôi đã tìm hiểu thông tin về giải pháp eKYC của ngân hàng này. Và, tôi đã có những trải nghiệm khá thú vị với công nghệ này. Không phải đến quầy giao dịch để thực hiện các thủ tục đăng ký, xác minh thông tin, tôi chỉ cần ngồi ở nhà và mở tài khoản ngay trên ứng dụng VietinBank iPay Mobile và làm theo hướng dẫn.

Hạn chế giao dịch tại quầy là điều ngành ngân hàng hướng đến trong công cuộc chuyển đổi số

Chỉ với chưa đầy 10 phút, anh Trần Giang Tô đã thực hiện xong các thao tác bao gồm: tải ứng VietinBank iPay Mobile, nhập thông tin và scan giấy tờ tùy thân ngay trên ứng dụng, chụp ảnh khuôn mặt theo yêu cầu hệ thống.

Ngay sau khi kích hoạt thành công, anh cũng dễ dàng sử dụng gói các tính năng cơ bản và thiết thực của VietinBank iPay Mobile bao gồm: tra cứu các thông tin tài khoản/thẻ; chuyển tiền tới các tài khoản; tiết kiệm trực tuyến (mở tiết kiệm, nộp thêm, đăng ký tiết kiệm tự động); mở và thanh toán sao kê thẻ tín dụng….

Không chỉ tiện lợi với khách hàng, việc ứng dụng giải pháp eKYC, các ngân hàng có thể xây dựng kho dữ liệu thông tin khách hàng đồng nhất, thay vì việc lưu trữ vật lý riêng từng chi nhánh khi xác thực tại quầy như trước. Do đó, việc kiểm tra chéo xem khách hàng này thực sự đã đăng ký tài khoản hay chưa là điều không khó thực hiện. Đó cũng là lý do khiến các ngân hàng bắt tay vào cuộc chạy đua công nghệ này.

100% các ngân hàng triển khai giải pháp eKYC

Bà Phạm Thị Diệu Cầm, Phó Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) chi nhánh Huế chia sẻ: Từ 1/6, Vietcombank Huế đã triển khai dịch vụ mở tài khoản trực tiếp thông qua giải pháp định danh khách hàng trực tuyến eKYC trên nền tảng ngân hàng số của Vietcombank và nhận được sự đón nhận của khách hàng. Cùng với đó, Vietcombank cũng triển khai nhiều chương trình khuyến mại đi kèm nhằm đẩy mạnh triển khai eKYC trong khách hàng.

Thời gian tới, Vietcombank sẽ đẩy mạnh triển khai dịch vụ mở tài khoản trực tuyến, các chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng… để gia tăng số lượng khách hàng được phục vụ. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông về những tiện ích mà dịch vụ này mang lại.

Từ đầu tháng 7/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép khoảng 10 ngân hàng thương mại cổ phần được thí điểm áp dụng eKYC trong hoạt động ngân hàng. Không riêng vì Vietcombank hay VietinBank mà nhiều ngân hàng thương mại khác cũng đã đẩy mạnh công nghệ eYKC và ra mắt ứng dụng trong hoạt động ngân hàng từ rất sớm nhất có thể kể đến như: HD Bank, VP Bank, Techcombank, BIDV…

Ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh thông tin, từ đầu năm, NHNN đã triển khai kế hoạch về giải pháp đẩy mạnh thanh toán trên nền tảng HueS năm 2021. Theo kế hoạch này, NHNN đưa ra tiêu chí phấn đấu 100% chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn triển khai giải pháp eKYC vào cuối năm.

Tuy nhiên đến nay, 100% các chi nhánh NHTM trên địa bàn đều đã và đang triển khai giải pháp xác thực khách hàng qua thiết bị di động bằng định danh điện tử eKYC và phấn đầu đến cuối năm sẽ hoàn thành. Giải pháp eKYC đã thực sự góp phần thay đổi thói quen khách hàng từ giao dịch trực tiếp tại ngân hàng sang giao dịch trực tuyến hướng đến sự tiện lợi, an toàn đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

“Việc triển khai tiện ích mở tài khoản thanh toán trực tuyến là một bước đi khá quan trọng trên lộ trình số hóa của ngành ngân hàng. Các ngân hàng đã chuẩn bị từ quy trình vận hành, giải pháp công nghệ mới và các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp… nhằm bảo đảm an toàn giao dịch và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Theo đó, NHNN tiếp tục chỉ đạo, theo dõi đôn đốc các NHTM hoàn thiện giải pháp eKYC, trong đó lưu ý các nội dung quan trọng nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật. Cùng với đó, các ngân hàng và ban, ngành liên quan phải tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đa dạng hóa danh mục sản phẩm phục vụ khách hàng, tăng cường các giải pháp quy định về quản lý thông tin, an ninh an toàn bảo mật, xây dựng và hoàn thiện một số dữ liệu dân cư quốc gia số”, ông Thái thông tin.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi số

Với quân số chiếm hơn một nửa toàn lực lượng, tuổi trẻ Công an tỉnh đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo trong nhiệm vụ chuyển đổi số, thể hiện rõ trong triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ.

Gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi số
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top