ClockThứ Sáu, 28/09/2018 09:17

Đưa cơ giới hoá, công nghệ mới vào công tác vệ sinh môi trường

TTH - Để giảm chi phí, giảm sức lao động cho công nhân, nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh môi trường, việc đưa cơ giới hoá, công nghệ hiện đại vào thu gom, xử lý rác thải là yêu cầu cấp thiết.

“Đề nghị mỗi trường, mỗi đơn vị có phương án hợp tác toàn diện với tỉnh”Chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp

Chỉ riêng địa bàn TP. Huế, bình quân mỗi ngày, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) thu gom, xử lý hơn 260 tấn rác, đạt tỷ lệ 95% so với lượng rác phát sinh.

Chiều dài đoạn đường HEPCO đang thực hiện thu gom, quét rác trên địa bàn 27 phường của TP. Huế gần 500km với trên 1.729 tuyến đường, kiệt. Sở dĩ đơn vị mới thu gom đạt 95% và 5% còn lại chưa thu gom được là do một số tuyến đường, kiệt có mật độ dân cư quá thưa thớt (các khu dân cư mới), khu vực địa hình dốc (các phường vùng ven phía Nam TP. Huế) xe gom thủ công không đẩy được và xe cơ giới không vào gom rác được. Để tăng hiệu quả toàn diện và bền vững cho công tác giữ gìn đô thị sạch, đẹp, văn minh..., HEPCO đang khảo sát và sẽ áp dụng phương án thu gom tối ưu đối với từng khu vực, địa bàn phụ trách; qua đó tiếp tục mở rộng mạng lưới thu gom, vệ sinh trên địa bàn TP. Huế, phấn đấu đến năm 2020 đạt 100%.

Hiện nay, ngoài thu gom rác bằng xe đẩy tay thủ công, HEPCO đã thực hiện cơ giới hoá, đầu tư xe tải nhỏ để thu gom dọc các tuyến đường kiệt, hẻm dài tại một số phường như Hương Sơ, An Hoà mà xe cuốn ép chuyên dụng không vào được. Hình thức thu gom bằng cơ giới đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, tăng năng suất thu gom, giảm công đoạn vận chuyển rác thủ công từ đường kiệt, hẻm ra đường chính.

Hiện nay, lượng rác thải ngày càng tăng với những thành phần ngày càng đa dạng và phức tạp. Cùng với đó là quá trình đô thị hoá, cơ sở hạ tầng phát triển, dân số gia tăng... đặt ra yêu cầu mở rộng phạm vi phục vụ vệ sinh từ thành thị đến nông thôn. Trước nhu cầu tất yếu đó, những đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường đang phải tiếp cận và đổi mới công nghệ, phương tiện thu gom, xử lý chất thải để đảm bảo môi trường xanh, sạch, không rác thải như chủ trương mà tỉnh đặt ra.

Các chuyên gia môi trường nhận định, hiện xu hướng của thế giới là nền kinh tế xanh và kinh tế cac-bon thấp. Nhiều địa phương, trong đó có Thừa Thiên Huế cũng đang xây dựng đô thị thông minh để phù hợp với xu hướng phát triển này. Việc đổi mới công nghệ ở nhiều lĩnh vực, trong đó kể cả lĩnh vực vệ sinh môi trường đóng vai trò quan trọng. Vì nếu ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, có thể chủ động và tránh được tình trạng "ô nhiễm trước, xử lý sau". Hiện, nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chế tạo công nghệ thu gom, lưu trữ, xử lý rác thải cũng đã nghiên cứu, giới thiệu nhiều công trình mới. Đơn cử như xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng máy phân hủy rác hữu cơ 24h, thùng rác compost xử lý hoàn toàn tự nhiên, hay xử lý bằng trạm ép kín rác, trạm xử lý rác dùng container tự ép, công nghệ đốt rác phát điện...

Công tác vệ sinh môi trường là ngành mang tính xã hội rộng lớn, nên việc xã hội hoá hoạt động này cũng rất cần thiết. Vì thế, ngoài nguồn lực tự có, đơn vị làm dịch vụ vệ sinh môi trường không ngừng huy động các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực vệ sinh môi trường với những trang thiết bị và công nghệ hiện đại, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và đóng góp cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực như du lịch, dịch vụ, nông nghiệp...

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top