ClockThứ Hai, 01/03/2021 14:24

Gắn nghiên cứu khoa học với phòng, chống dịch COVID-19

TTH - Bên cạnh những hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, pha chế và tặng nước rửa tay sát khuẩn hay hỗ trợ nhân lực chuyên môn cho công tác phòng chống dịch, các nhà khoa học của Đại học (ĐH) Huế đã và đang tham gia nghiên cứu, có nhiều công bố khoa học quốc tế liên quan đến COVID-19.

Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập7 đợt tiêm 150 triệu liều vaccine COVID-19 cho toàn dânKiểm tra công tác phòng chống dịch COVID- 19 tại Khu công nghiệp Phong Điền

Giới thiệu về nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy bóp bóng trợ thở tự động phục vụ điều trị bệnh nhân hô hấp trong bối cảnh dịch COVID-19

Ghé lại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - ĐH Huế sau dịp Tết Tân Sửu, lần đầu chúng tôi chứng kiến được chức năng của robot mà các chuyên gia nơi đây đang nghiên cứu phát triển. Ngoài chức năng cung cấp nước rửa tay sát khuẩn tự động, robot này còn có thể đo thân nhiệt và đang dần hoàn thiện chức năng nhắc nhở người đeo khẩu trang.

TS. Nguyễn Quang Lịch, Phó Khoa trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - ĐH Huế cho biết, một số chức năng đã hoạt động tốt và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tới đây, robot có thể có thêm chức năng nhận diện người đeo khẩu trang và đo nhịp tim. “Khi nghiên cứu xong, robot được kỳ vọng sẽ phục vụ công tác giám sát và theo dõi liên quan công tác phòng chống dịch. Chúng tôi cũng đang mong muốn robot có thêm chức năng tự động lấy dữ liệu của người dân khi đến các nơi công cộng”, TS. Lịch chia sẻ.

Đại dịch COVID-19 xảy ra tác động đến mọi lĩnh vực, đòi hỏi các đơn vị, đặc biệt là các cơ sở giáo dục ĐH – nơi vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu phải vừa nỗ lực ứng phó để giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế vừa tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội, đóng góp chung vào công tác phòng, chống dịch. Các nhà khoa học từ các cơ sở giáo dục của ĐH tại Huế cũng không nằm ngoài nhiệm vụ đó.

PGS.TS. Phạm Khắc Liệu, Phó Trưởng ban Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế ĐH Huế cho biết, trong năm 2020, các nhà khoa học của ĐH Huế đã thực hiện, tham gia nhiều nghiên cứu và đã có nhiều công bố khoa học quốc tế liên quan đến COVID-19. Trên các tạp chí khoa học thuộc các danh mục quốc tế uy tín như WoS, Scopus năm 2020, có thể tìm thấy ít nhất 15 công bố liên quan đến COVID-19 của các nhà khoa học ĐH Huế.

“Có thể kế đến như PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung, GS.TS. Dương Tuấn Quang cùng nhóm tác giả thuộc Khoa Hóa học của Trường ĐH Khoa học và Trường ĐH Sư phạm với các nghiên cứu về đánh giá khả năng ức chế virus SARS-CoV-2 của các hợp chất tự nhiên và tổng hợp sử dụng phương pháp mô phỏng hay PGS.TS. Võ Văn Thắng và các cộng sự ở Khoa Y tế Công cộng, Trường ĐH Y - Dược với các nghiên cứu điều tra và đề xuất biện pháp phòng chống COVID-19 cho cộng đồng ở Việt Nam và các nước có thu nhập thấp và trung bình. Hầu hết các tạp chí mà các nhà khoa học ĐH Huế đã công bố kết quả nghiên cứu đều là những tạp chí chuyên ngành uy tín, có thứ hạng cao trong lĩnh vực chuyên môn”, PGS.TS. Phạm Khắc Liệu thông tin.

Điểm đặc biệt, không phải là những nghiên cứu “trên giấy”, các công trình nghiên cứu đều có giá trị ứng dụng thực tiễn. Đơn cử như với nghiên cứu phát triển robot hỗ trợ công tác phòng chống dịch, khi nghiên cứu hoàn thành, hướng đến có thể chuyển giao các đơn vị phục vụ cho giám sát. Hay “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy bóp bóng trợ thở tự động phục vụ điều trị bệnh nhân hô hấp trong bối cảnh dịch COVID-19” đã được thử nghiệm thành công trên động vật và nếu có thể tiến xa hơn, có thể phần nào đóng góp, hỗ trợ cho công tác y tế.

“Chúng tôi có sản phẩm và sản phẩm ấy đã thử nghiệm thành công trên động vật. Hiện sản phẩm của đề tài đang được nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế ở Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu được cấp phép, tin rằng có thể thử nghiệm cho mục đích y tế”, TS. Vũ Văn Hải (Khoa Chăn nuôi – Thú  y, Trường ĐH Nông Lâm), chủ nhiệm đề tài trên chia sẻ.

Theo đại diện ĐH Huế, trong số các đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện từ năm 2021 của ĐH Huế đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, có 2 đề tài liên quan đến COVID-19 là “Nghiên cứu sàng lọc các hợp chất tự nhiên, phức chất có hoạt tính kháng khuẩn và ức chế virus bằng tính toán hóa lượng tử kết hợp với các kỹ thuật mô phỏng hiện đại” và “Nghiên cứu biểu hiện protein N và protein S của SARS-CoV-2 trong nấm men Pichia pastoris và cây thuốc lá Nicotiana benthamiana”. Các nhà nghiên cứu từ các trường ĐH, viện nghiên cứu cũng đang nỗ lực đồng hành với tuyến đầu chống dịch để tiếp tục có những nghiên cứu hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trước mối đe dọa của COVID-19.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp

Ngày 9/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức diễn đàn "Trí thức trẻ khởi nghiệp" với chủ đề "Nơi hội tụ ý tưởng và cơ hội mới". Hơn 100 đoàn viên thanh niên, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia diễn đàn.

Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp

TIN MỚI

Return to top