ClockThứ Năm, 23/05/2019 09:34

Giải thưởng sáng tạo Châu Á: Mô hình hợp tác thành công giữa chính quyền và doanh nghiệp

TTH.VN - Đô thị thông minh sẽ là đòn bẩy thúc đẩy thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao vị thế Thừa Thiên Huế trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Vinh danh đô thị thông minhTăng cường tuyên truyền phong trào Chủ nhật xanh và xây dựng đô thị thông minhGiải pháp thành phố thông minh tại Thừa Thiên Huế được trao giải “Sáng tạo châu Á”

Mô hình quản lý công khai, minh bạch

Đô thị thông minh Thừa Thiên Huế trong đó trọng tâm là Trung tâm Điều hành Đô thị thông minh được được trao giải thưởng viễn thông châu Á - Telecom Asia Awards 2019 (hạng mục dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á) là tin vui cho ngành công nghệ thông tin quốc gia nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Mô hình này thông minh ở chỗ là trên cơ sở đặc điểm tình hình đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế, quy mô nó phù hợp với quy mô kinh tế địa phương; đảm bảo nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm tạo ra môi trường thông minh để tương tác, để trao đổi, kịp thời xử lý những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như doanh nghiệp thông qua mô hình Đô thị thông minh.

Mô hình Đô thị thông minh là mô hình để tiếp nhận, chuyển, phân phối và giám sát tất cả những phản ánh của người dân liên quan đến điều hành đô thị thông minh trong các lĩnh vực nổi trội, trọng tâm của Thừa Thiên Huế như: giao thông, an ninh, văn hóa, du lịch… Tất cả điều này đã làm cho công tác quản lý, công tác phục vụ người dân, đặc biệt là sự tương tác của người dân và chính quyền ngày càng nâng cao.

Nhân viên theo dõi và xử lý thông tin tại Trung tâm Điều hành Đô thị thông minh

Phải khẳng định rằng, mô hình Đô thị thông minh của Viettel nghiên cứu, áp dụng cho tỉnh Thừa Thiên Huế đã đáp ứng đặc thù của tỉnh đó là, Tỉnh Thừa Thiên Huế vốn không phải tỉnh lớn hay có khả năng vượt trội đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, hợp tác, trên cơ sở bài toán đưa ra của lãnh đạo tỉnh, Viettel đã có giải pháp và hình thành đưa vào thử nghiệm, bước đầu có hiệu quả. Mô hình Trung tâm điều hành đô thị thông minh được ví như trái tim của Đô thị thông minh với những đặc tính mới, sáng tạo, không cần quy mô kinh tế quá lớn, không cần xây dựng một trung tâm quá đồ sộ vượt khỏi khả năng tài chính của một địa phương có nền kinh tế vừa phải như Thừa Thiên Huế mà xây dựng mô hình phải hướng tới hiệu quả trong vận hành cũng như phục vụ người dân, đảm bảo cho công tác quản lý của chính quyền một cách tốt nhất.

Nhiều giải pháp trong triển khai thực hiện

Đây là một một mô hình mới, để triển khai thực hiện có hiệu quả điều quan trọng là người đứng đầu; người đứng đầu phải gương mẫu, tiên phong và không chỉ là chủ thể để kiểm tra giám sát mà phải là đối tượng thực hiện công nghệ thông tin.

Phải phải kiên trì, quyết liệt triển khai từng bước: một là giai đoạn vận động, động viên; hai là giai đoạn chế tài, bắt buộc thực hiện và đến cuối cùng là trở thành nhu cầu cấp thiết, không thể thiếu của mỗi người.

Hoàn thiện tất cả các quy định, quy chế trong quản lý điều hành của Trung tâm điều hành Đô thị thông minh. Thực hiện chuẩn hóa, quy trình hóa quá trình giải quyết công việc cho dân, tổ chức theo tiêu chuẩn ISO với phương châm là: ai làm, sản phẩm là gì và khi nào xong? Đây là nền tảng quan trọng để xây dựng App, triển khai quá trình giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế đó; đây đồng thời cũng là nền tảng, là cơ sở pháp lý để quy trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.

Hiệu quả tích cực bước đầu

Được đưa vào hoạt động từ đầu tháng 6/2018, Trung tâm điều hành đô thị thông minh với 3 chức năng chính là giám sát, điều hành và tổng hợp, đáp ứng nhu cầu điều hành đô thị thông minh của tỉnh trong tương lai, hướng đến xây dựng một chính quyền phục vụ người dân được tốt hơn.

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang thí điểm triển khai giải pháp “phản ánh hiện trường” nhằm tiếp nhận các phản ánh của người dân về các lĩnh vực: trật tự xây dựng; vệ sinh môi trường; hạ tầng giao thông; hạ tầng đô thị; an toàn, trật tự xã hội và chất lượng dịch vụ du lịch... cũng như các hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc thực hiện không đúng quy định của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính. Đây là một kênh “cảm biến xã hội” thông qua việc tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân. Toàn bộ công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân sẽ được công khai và thông qua đó, người dân có thể tương tác, trao đổi, đưa ra ý kiến với cách giải quyết của cơ quan nhà nước. Toàn bộ các khâu từ cung cấp thông tin, quá trình xử lý, kết quả đều được thu thập, tổng hợp và công khai giúp cho việc giám sát và phản biện được phát huy một cách rõ rệt, cụ thể. Giải pháp “phản ánh hiện trường” bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, được người dân địa phương và du khách đến Huế ủng hộ cao.

Hy vọng rằng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thành công trong việc xây dựng Đô thị thông minh. Người dân sẽ được thụ hưởng các dịch vụ đô thị thông minh như dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ sự nghiệp công ích: giáo dục, y tế, du lịch, giao thông và môi trường... , cơ hội việc làm, giải trí đa phương tiện, được đảm bảo an sinh xã hội một cách tiện lợi, an toàn và thân thiện. Đô thị thông minh sẽ là đòn bẩy thúc đẩy thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao vị thế Thừa Thiên Huế trong thời kỳ  hội nhập và phát triển.

Phan Ngọc Thọ

Chủ tịch UBND tỉnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

TIN MỚI

Kết quả xsmb 90 ngày mới nhất
Return to top