ClockThứ Tư, 23/03/2022 21:41

Kết nối truyền thông khoa học và công nghệ

TTH.VN - Chiều 23/3, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức toạ đàm kết nối truyền thông KH&CN với các cơ quan, đơn vị thông tấn báo chí địa phương và trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu khoa học và thực tiễn di thực cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnhHoàn thành đề án xây dựng Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế trong năm 2022Tiện ích của công nghệ trong cuộc sốngNỗ lực đưa Huế sớm trở thành trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia

Giám đốc Sở KH&CN - Hồ Thắng báo cáo về những kết quả nổi bật của ngành năm 2021 và ghi nhận sự đóng góp, đồng hành của báo chí

Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo Sở KH&CN thông tin những kết quả nổi bật về hoạt động KHCN, đổi mới sáng tạo năm 2021 và các hoạt động trọng tâm năm 2022.

Năm 2021, một số chương trình, đề án cơ chế chính sách lớn phục vụ phát triển ngành KH&CN được ban hành, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp (DN), tổ chức đẩy mạnh sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng nghiên cứu KHCN. Năm qua, ngành đã tham mưu, kết nối việc ký kết giữa Bộ KH&CN với tỉnh thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm hỗ trợ triển khai, thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm KH&CN lớn của cả nước. Hiện, ngành KH&CN đang gấp rút hoàn thiện các đề án, dự án quan trọng như: Đề án Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế; Đề án phát triển Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung; Chương trình Ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh hoạt động quản lý nhiệm vụ nghiên cứu, thử nghiệm KH&CN, ngành đẩy mạnh các hoạt động thương mại hoá kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, các dự án KHCN hỗ trợ thiết thực cho các đơn vị, DN, DN khởi nghiệp để đưa vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đời sống xã hội.

Ông Trương Diên Thống, Phó Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế cho rằng cần tuyên truyền mạnh hơn nữa các công trình khoa học ứng dụng thực tiễn để thúc đẩy phát triển sản phẩm, kinh tế 

Nhằm khai thác giá trị tài nguyên bản địa, tiềm năng văn hoá để phát triển kinh tế, ngành đã đẩy mạnh hoạt động sở hữu, phát triển tài sản trí tuệ thông qua nhiều hoạt động như: xây dựng thương hiệu Huế kinh đô áo dài, Huế kinh đô ẩm thực và xây dựng, quản lý chỉ dẫn địa lý "Dầu tràm Huế", "Thanh trà Huế", "Hoàng mai Huế" và sắp tới là "Nhà rường Huế", "Sen Huế"...

Theo báo cáo của Sở KH&CN, Thừa Thiên Huế là địa phương triển khai sớm nhất đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) và cũng là một trong ba tỉnh, thành được đánh giá thực hiện chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tốt nhất đến năm 2021. Tuy nhiên, để phong trào KNĐMST đi vào thực chất, tạo môi trường để mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong thanh niên, ngành KH&CN tiếp tục đẩy mạnh tham mưu ban hành, thực thi các chính sách hỗ trợ nhằm kích thích sự tham gia cũng như hiện thực hoá ý tưởng khởi nghiệp.

Tại buổi tọa đàm, Sở KH&CN cũng thông tin về ngày hội Cố đô Khởi nghiệp tỉnh năm 2022- Techfest Huế 2022 diễn ra trong 2 ngày 25 và 26/3. Đây là sự kiện kết nội cộng đồng khởi nghiệp với các hoạt động chính: Tổ chức ngày hội Cố đô KNĐMST năm 2022; Diễn đàn Khởi nghiệp mùa xuân và phát động cuộc thi KNĐMST tỉnh năm 2022.

Ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN ghi nhận những đóng góp của báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền, đồng hành cùng ngành KH&CN trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KH&CN, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Trên tinh thần trao đổi cởi mở, đại diện các cơ quan báo chí cũng như phía Sở KH&CN đều mong muốn tăng cường kết nối giữa các bên, thiết lập nhóm zalo tuyên truyền KHCN để đẩy mạnh và kịp thời tuyên truyền các hoạt động, chương trình, đề án về KH&CN đến cộng đồng người dân, DN, các cơ quan, đơn vị, tổ chức....

Tin, ảnh: Hoài Thương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top