ClockThứ Sáu, 21/08/2020 07:15

Khó khi quản lý môi trường ở nông thôn và làng nghề

TTH - Không riêng Thừa Thiên Huế, thực trạng chất lượng môi trường giảm sút ở khu vực nông thôn và các làng nghề vẫn tồn tại dai dẳng trong thời gian dài.

Chưa ngăn được ô nhiễm trong chăn nuôiChỉnh trang, khoác “áo mới” cho đô thị HuếÁp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

Vứt rác bừa bãi ở khu vực nông thôn gây ô nhiễm môi trường vẫn tái diễn

Đến nay, việc phân loại chất thải rắn ở khu vực nông thôn và các làng nghề vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các chất thải rắn sinh hoạt không được phân loại tại nguồn, đa số bị vứt bừa bãi ra môi trường. Một số nơi không quy định bãi tập trung rác, không có nhân viên thu gom rác. Lượng rác tồn đọng tại các kênh, mương, các vùng đất trống rất lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Mục tiêu của tỉnh đặt ra đến năm 2020, tỷ lệ thu gom rác thải khu vực nông thôn đạt 90%. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt mới đạt khoảng 75%. Công tác thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại như: các loại vỏ bao bì, hoá chất bảo vệ thực vật... mới được áp dụng với quy mô nhỏ, chủ yếu dùng các thùng chứa, không có các bể chứa cố định đúng quy chuẩn.

Những năm qua, hầu hết các địa phương đều triển khai thực hiện đề án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, qua đó đã áp dụng một số giải pháp, mô hình nhằm cải thiện môi trường nông thôn, hình thành bộ máy trực tiếp thu gom rác tại cơ sở.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, vẫn còn tồn tại về phân công trách nhiệm trong công tác quản lý chất thải rắn nông thôn, có nơi còn bỏ ngỏ và có lúc chồng chéo trong quản lý môi trường các làng nghề.

Sở dĩ còn tồn tại những bất cập nêu trên một phần do xuất phát điểm ở khu vực nông thôn còn thấp, ngân sách đầu tư cho công tác này còn hạn chế trong khi việc xã hội hoá về lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn. Ngay cả các làng nghề, hầu như đa phần trong số 84 làng nghề hiện có trên toàn tỉnh ít nhiều đều có phát sinh ô nhiễm.

Nguyên nhân chính là do công nghệ sản xuất lạc hậu. Phần lớn các làng nghề như đúc đồng, làm bún, chế biến mắm các loại, mộc mỹ nghệ... đều có công nghệ sản xuất thủ công, mang tính truyền thống, hệ thống thiết bị lạc hậu và không đồng bộ, chậm được cải tiến. Tất cả đều do các hộ gia đình làm chủ, thuê lao động tại chỗ, tận dụng mặt bằng tại chỗ để tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành, cộng thêm việc thiếu quan tâm đầu tư hệ thống xử lý chất thải đảm bảo, nên tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất vẫn tồn tại trong khu dân cư.

Cùng với đó, các chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, quy hoạch sản xuất tập trung, áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng... của Nhà nước vẫn còn nhỏ giọt, chưa đáp ứng được nhu cầu còn khá lớn của cơ sở làng nghề hoặc nếu có cũng ít ai mặn mà “đối ứng” thực hiện vì thiếu vốn và còn nhiều ràng buộc.

Đến nay, nhiều địa phương vẫn chưa có các biện pháp quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm làng nghề để có thể thuận lợi trong quản lý và xử lý chất thải cũng như chưa có giải pháp về tổ chức thu gom, xử lý chất thải hiệu quả. Điều này cũng là rào cản khiến nhiều làng nghề chậm mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thương hiệu để đưa ra các thị trường.

Ngay cả những biện pháp khuyến khích, cưỡng chế tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và đồng bộ ở khu vực nông thôn và các làng nghề.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG:
Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm

Đó là quan điểm và tinh thần chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh trước thực trạng người dân xây dựng, lắp đặt các biển hiệu, biển quảng cáo lấn chiếm công trình, vỉa hè, che khuất hệ thống an toàn giao thông (ATGT), phần đường dành cho người đi bộ… làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, trật tự ATGT.

Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Return to top