ClockThứ Hai, 20/05/2019 05:15

Làm lợi sản xuất, môi trường từ rơm, rạ

TTH - Dù đã được khuyến cáo, tuyên truyền tác hại của việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng, nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn và có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương sau thu hoạch vụ lúa đông xuân vừa qua.

Hương Trà tiếp tục đề ra mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanhTiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mớiCông ty SH gây ô nhiễm: Tạm ngưng hoạt động để khắc phục

Khói trắng đồng do đốt rơm rạ đoạn qua xã Quảng Phước, Quảng Điền

Ý thức canh tác "ngắn hạn"

Khói bay mù trời trên khắp đồng ruộng ở các địa phương trong nhiều ngày qua không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, giao thông mà còn tác động xấu đến hiệu quả sản xuất trong những vụ tới. Theo các chuyên gia, việc đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng sẽ phá vỡ vi sinh vật có lợi, chất dinh dưỡng, làm đất đai ngày càng thoái hoá, mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Ông Trần Xuân Anh, Trưởng phòng Kinh tế TX. Hương Trà cho biết, hạn chế việc đốt rơm rạ trên đồng, thời gian qua, ngành, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp xử lý rơm rạ khoa học, hợp lý như dùng chế phẩm phân hủy rơm rạ, thu gom rơm để làm thức ăn cho gia súc, ủ phân hoặc làm nguyên liệu trồng nấm... Tuy nhiên, đặc thù sản xuất nông nghiệp của Hương Trà khác với một số địa phương khác, thời gian chuyển vụ nhanh, nên muốn nhanh gọn, thuận tiện, phần nhiều đã chọn cách đốt bỏ rơm rạ tại đồng.

Vụ lúa đông xuân năm nay, Quảng Điền đưa vào canh tác 4.202 ha trong tổng diện tích 8.152 ha lúa 2 vụ. Dù ngành nông nghiệp khuyến cáo, vận động người dân sử dụng nấm trichoderma kết hợp các biện pháp kỹ thuật để xử lý rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, nhưng hầu hết trên các đồng ruộng ở Quảng Điền trong những ngày qua đều nghi ngút khói.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, do tập quán sản xuất, việc sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ đòi hỏi thực hiện nhiều khâu phức tạp như sau khi gặt xong phải đưa nước vào ruộng, rải cát trên mặt ruộng, cho máy lồng đều, cày vùi rơm rạ, đánh đất... nên khi tính toán về công cán, chi phí, phần nhiều bà con chọn cách làm "khỏe" nhất, kinh tế nhất.

Theo ông Lê Quý Thảo, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nếu chỉ dừng ở việc phát văn bản khuyến cáo, hướng dẫn về các HTX nông nghiệp, người dân không thôi vẫn chưa đủ và rất khó khả thi. Vì vậy cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kết hợp áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch.

HTX Nông nghiệp An Lỗ đưa máy cuộn rơm vào sử dụng tại vụ thu hoạch đông xuân 2018-2019

Giải pháp làm lợi sản xuất và môi trường

Thông thường phải mất trên 20 ngày rơm rạ, gốc rễ mới phân hủy. Nhưng giao thời giữa 2 vụ đông xuân và hè thu quá ngắn, nên để rơm rạ phân hủy nhanh, tránh ngộ độc hữu cơ, giảm các độc tố gây hại cho lúa, từ năm 2017, Trung tâm Khuyến nông - Sở NN&PTNT triển khai thực hiện mô hình "Ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lý rơm rạ sau thu hoạch"; trong đó áp dụng kỹ thuật sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ với hoạt chất chính là nấm trichoderma.

Trong năm đầu, mô hình triển khai tại 4 điểm với hơn 20 ha ở các xã Vinh Thái, Phú Thanh (Phú Vang), Thủy Châu (TX. Hương Thủy), Phong Bình (Phong Điền); năm 2018 nhân rộng lên 11 điểm với diện tích sử dụng chế phẩm khoảng 600 ha; tương tự, năm 2019, đơn vị tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình. Mặc dù tốn công, chi phí sử dụng chế phẩm từ 35-40 nghìn đồng/sào (500m2), nhưng bù lại cung cấp một nguồn phân hữu cơ cho đất, giảm chi phí sản xuất, tỷ lệ lúa chết lúc mới gieo do ngộ độc hữu cơ, rơm rạ chưa phân hủy ít hơn, cho năng suất cao hơn từ 2- 4 tạ/ha, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Theo ông Phan Ánh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, đây chỉ là giải pháp mang tính kỹ thuật nhằm hướng đến hạn chế việc đốt rơm rạ, khắc phục bất lợi trong sản xuất. Trong đó, giải pháp này cần kết hợp với nhiều giải pháp kỹ thuật khác như cày bừa sớm, bón vôi... để tăng hiệu lực chế phẩm.

Vụ thu hoạch lúa đông xuân 2018-2019, HTX Nông nghiệp An Lỗ, xã Phong Hiền (Phong Điền) đã đưa vào sử dụng máy cuộn rơm nên đã hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ trên đồng sau thu hoạch vụ đông xuân 2018-2019.

Ông Nguyễn Văn Ba, Giám đốc HTX Nông nghiệp An Lỗ thông tin, bình quân 1 sào lúa thu được khoảng 10-12 cuộn rơm (đường kính 80cm). Do mới làm vụ đầu tiên, nên đầu ra của rơm cuộn tạm thời chỉ đủ phục vụ cho một số hộ dân địa phương để cho trâu bò ăn, trồng nấm, với giá 20 nghìn đồng/cuộn, trong đó đã tính lợi nhuận sau khi trừ khấu hao tài sản, chi phí dịch vụ...

Những đơn đặt hàng của nhiều hộ dân trong xã đã bị "khất" sẽ được HTX cung ứng trong những vụ tới. Hiện, HTX đang quảng bá nguồn rơm hữu cơ từ diện tích 22 ha lúa hữu cơ của HTX để trồng nấm hữu cơ, xây dựng chuỗi thương hiệu hữu cơ khép kín.    

 Giải pháp trang bị máy cuộn rơm đang được một số địa phương cân nhắc, tính toán hỗ trợ một phần kinh phí cho các HTX trang bị để giải quyết tình trạng rơm rạ tồn dư, bị đốt bỏ. 

 Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top