ClockThứ Sáu, 04/01/2019 11:30

Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

TTH - Môi trường khu vực nông thôn hiện khá phức tạp. Do sự phát triển nhanh của các cụm công nghiệp, làng nghề, trong khi hạ tầng không đáp ứng kịp, việc xử lý các hộ sản xuất gây ô nhiễm vẫn còn bất cập, nhiều nơi đã nảy sinh ô nhiễm.

Giải bài toán cho rác thải nông thônGiải bài toán tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Tỷ lệ thu gom rác thải khu vực nông thôn ngày càng tăng cao nhưng chưa đáp ứng yêu cầu

Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm là tiêu chí thứ 17 trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tiêu chí này gồm các nội dung: tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD), nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; xây dựng cảnh quan, môi trường xanh- sạch- đẹp; mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở SXKD được thu gom, xử lý theo quy định; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở SXKD thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Mặc dù một số nội dung bổ sung trong tiêu chí môi trường được cho là khắt khe hơn, thách thức mục tiêu xây dựng NTM của các địa phương, nhưng trong bối cảnh môi trường hiện nay, sự chặt chẽ này càng cần thiết và quan trọng hơn. Vì thế, môi trường được xác định là 1 trong 4 tiêu chí cơ bản trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM (thu nhập, việc làm, hộ nghèo, môi trường).

Đến nay, tiêu chí xây dựng NTM bình quân/xã của toàn tỉnh đạt 15,26 tiêu chí. Trong đó, tiêu chí môi trường có 60/104 xã đạt (đạt 57,7%). Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh phấn đấu có 61/104 xã đạt chuẩn NTM và 2 huyện (Quảng Điền và Nam Đông) đạt chuẩn huyện NTM; đồng thời tăng tỷ lệ xã đạt tiêu chí môi trường lên cao.

Trong Bộ tiêu chí thôn, bản NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020 do UBND tỉnh ban hành áp dụng đối với các thôn, bản cũng đề ra tiêu chí môi trường cảnh quan. Trong đó đặt mục tiêu phải đạt các nội dung tiêu chí: tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 50%trở lên; có từ 60% trở lên số tuyến đường thôn có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến; có mô hình bảo vệ môi trường hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng; có từ 90% trở lên số hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; 100% cơ sở SXKD trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững...

Để thực hiện thành công mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra, việc đầu tư cho các lĩnh vực môi trường như thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, các mô hình sản xuất, chế biến sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất cần được huy động nguồn lực của toàn xã hội. Trong đó, chú trọng đầu tư công nghệ thu gom xử lý rác thải; khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, chế biến...

Một khi những nội dung của tiêu chí môi trường về xây dựng NTM được thực hiện đạt yêu cầu sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy hoạch có hệ thống hạ tầng đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài; đảm bảo môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp, không rác thải...

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

TIN MỚI

Return to top