ClockThứ Bảy, 09/09/2017 12:56

Lợi ích từ mô hình “lò đốt rác”

TTH - “Ban đầu, cứ nghĩ đến chuyện mất công xây lò để đốt rác tôi thấy thật phiền phức. Từ trước đến giờ, chỉ cần dùng chổi ùn rác thành một đống rồi châm lửa đốt là xong. Nhưng thực hiện rồi mới thấy nhiều cái hay” - chị Võ Thị Thu Thủy, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn 10, xã Thủy Phù, TX. Hương Thủy nhận xét.

Người dân thôn 10 hưởng ứng mô hình lò đốt rác

Dân cư thôn 10, xã Thủy Phù sống không tập trung, chủ yếu là lao động thuần nông, trình độ dân trí không đều nên ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) chưa cao. Việc tổ chức vận chuyển rác thải từ địa phương này đến các điểm trung chuyển và bãi rác tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, người dân thường phải tự xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày bằng nhiều hình thức như: đốt tại vườn, vứt lung tung trên đường đi hoặc xuống lòng sông Bến Lội... Trước tình hình đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thủy Phù đã tham mưu cho Đảng ủy xã triển khai biện pháp xử lý rác thải tại thôn 10 bằng mô hình xây lò đốt.

Với chiều dài 1,5 km, thôn 10 có 165 hộ dân sinh sống. Theo khảo sát, hầu hết các gia đình đều có vườn. Để tiện cho việc thực hiện mô hình này cần mỗi nhà xây một lò đốt rác, trong đó một số hộ có diện tích nhỏ thì xây chung một lò. Theo tính toán, kinh phí đầu tư khoảng 400 nghìn đồng/lò. Số tiền này không nhỏ với người dân ở đây nên quá trình vận động gặp không ít khó khăn, nhiều người tỏ ra không mặn mà, thậm chí không muốn thực hiện.

Chị Võ Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội LHPN xã Thủy Phù cho biết: “Thành công của mô hình lò đốt rác tạo nền tảng để chúng tôi tự tin triển khai mô hình thu gom phế liệu tiếp theo”. Theo chị Thủy, sau khi phân loại, một số rác thải sẽ được  đốt, số có thể tái chế được tập kết tại một địa điểm nhất định để bán. Số tiền thu được sẽ dùng để tạo nguồn quỹ giúp hội viên khó khăn, hội viên nghèo.

Để bà con nhận thức được lợi ích từ mô hình này, Hội tổ chức nhiều buổi sinh hoạt tuyên truyền, trong đó nhấn mạnh tác hại của khói độc và tro bụi với sức khỏe của các thành viên trong gia đình khi đốt rác không đúng quy định; tương tự, hành động vứt rác bừa bãi trên các con đường hay dưới lòng sông gây ô nhiễm môi trường sống.

Bước đầu, Hội LHPN và Hội Nông dân xã trích một phần kinh phí hoạt động để hỗ trợ cho 30 gia đình thực hiện mô hình; đồng thời, Hội LHPN xã kêu gọi các gia đình có đảng viên, hội viên tiên phong thực hiện để quần chúng noi theo. Chỉ một thời gian ngắn, nhận thấy lợi ích của mô hình, người dân đã đồng loạt hưởng ứng thực hiện. Đến nay, toàn thôn có 120 lò đốt rác, đủ phục vụ cho việc đốt rác.

Sau một thời gian thực hiện mô hình đốt rác tại lò, bà con thôn 10 đều nhận thấy những công việc như: phân loại rác, đem rác ra lò đốt rất đơn giản, chỉ cần ý thức của mỗi người, không ảnh hưởng đến thời gian hay tiền bạc nhưng hiệu quả mang lại không chỉ hạn chế khói bụi mà còn mang tính bền vững cho môi trường sống của cộng đồng cũng như chính bản thân và gia đình họ.

Chị Ngô Thị Oa, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn 10 nhận xét: “Mỗi hộ chỉ mất 400 nghìn đồng mà đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp hơn, được sống trong môi trường trong lành nên bà con sau khi tham gia đều thấy hài lòng”.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn TX. Hương Thủy đã thay đổi tư duy canh tác khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng sen; trong đó, mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ đã cho thấy hiệu quả khi giúp nông dân mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top