ClockThứ Sáu, 12/10/2018 20:55

Nghiệm thu đề tài về tài nguyên sinh vật

TTH - Chiều 12/10, đề tài “Đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật ở tỉnh Thừa Thiên Huế” do Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế thực hiện đã được Hội đồng KHCN nghiệm thu kết quả.

Thử nghiệm thành công sinh sản nhân tạo cá ong bầuNghiệm thu đề tài nghiên cứu sự bồi lắng đầm Lập AnThử nghiệm cà gai leo ở Lộc HòaNghiệm thu đề tài nghiên cứu về hệ sinh thái gò, đồi ngầm ven biển

Qua 24 tháng thực hiện, các tác giả của đề tài đã thống kê đầy đủ danh mục thành phần loài động vật, thực vật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; đánh giá được hiện trạng về tài nguyên sinh vật cũng như các loài động vật, thực vật có giá trị quý hiếm, đặc hữu trên địa bàn toàn tỉnh và đưa ra các nhóm giải pháp quản lý, bảo vệ. Đề tài cũng đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật của tỉnh, góp phần tăng cường nhận thức, năng lực quản lý, quy hoạch, khai thác bền vững, truy vấn, cập nhật, bổ sung và bảo tồn tài nguyên sinh vật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phần mềm WebGIS.

Các thành viên của Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao sự đóng góp công trình, nhất là việc cung cấp những thông tin về thành phần các loài động, thực vật, các loài nấm trên địa bàn tỉnh. Kết quả của đề tài giúp cho các cơ quan quản lý có cơ sở để đánh giá lại nguồn lợi kinh tế một cách chi tiết, có biện pháp bảo tồn hữu hiệu và phát triển bền vững những nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thành Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium

Ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tư vấn nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium tại Bệnh viện Trung ương Huế" do Bệnh viện Trung ương Huế chủ trì thực hiện.

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium
Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao

Sáng 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu cấp tỉnh đối với dự án nông thôn miền núi do Trung ương quản lý: "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng hoa Lily, hoa Cúc và hoa Đồng tiền tại tỉnh Thừa Thiên Huế". Đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2025", do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh chủ trì thực hiện.

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao
Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

Đó là mục tiêu của Đại học Huế. Điều này không chỉ tăng vai trò, vị thế của Viện Công nghệ sinh học nói riêng, của Đại học Huế nói chung mà cả thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến. Để hiểu rõ hơn về định hướng, các giải pháp thực hiện và vai trò của trung tâm trong tương lai, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung
Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt
Return to top