ClockThứ Năm, 17/08/2023 07:34

Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ tiềm lực khoa học công nghệ

TTH - Phát huy và ứng dụng hiệu quả khoa học và công nghệ (KH&CN) là hướng phát triển nhằm tăng cường chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế của tỉnh. Từ đó sẽ tạo ra các sản phẩm mới, sản phẩm chất lượng, mẫu mã tinh tế... đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Thúc đẩy khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở A LướiỨng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệpDoanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ đổi mới, chuyển giao và cải tiến công nghệ Hợp tác nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dược liệu

leftcenterrightdel
Thịt heo gác bếp, đặc sản vùng cao A Lưới đang cần được hỗ trợ về khoa học công nghệ để nâng giá trị sản phẩm 

Phát huy vai trò chất xúc tác

Các chương trình, dự án về KHCN của tỉnh đều tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm chủ thể của hoạt động ứng dụng KH&CN. Thời gian qua, ngành đã hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi, như: Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Hương Cát với dự án Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng sâm cau tại Quảng Điền; Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Công Thành với dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng và sơ chế dược liệu cà gai leo và sa nhân tím tại Phong Điền.

 Sở KH&CN cũng đề nghị Bộ KH&CN xem xét tiếp tục hỗ trợ tỉnh thực hiện nhiệm vụ các chương trình bắt đầu thực hiện từ năm 2022 và 2023 do các doanh nghiệp chủ trì như: dự án "Xây dựng mô hình nhân giống, sản xuất hoa sen, gắn với phát triển du lịch theo chuỗi giá trị và nâng cao thương hiệu "Sản phẩm sen Huế" của Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt; dự án "Phát triển chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu lúa chất lượng cao ST24" của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế; dự án "Phát triển vùng nuôi xen ghép các đối tượng nước lợ (tôm sú, cá nâu, cá đối, cua...) thích ứng với biến đổi khí hậu theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu" của Công ty TNHH Hằng Trung...

leftcenterrightdel
 Đầu tư, đổi mới khoa học công nghệ đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị

Ngoài những đề tài, dự án do doanh nghiệp "tự chủ động" tìm kiếm nguồn lực để nâng tầm, phát triển giá trị sản phẩm, ngành KHCN còn quan tâm đến các sản phẩm chủ lực truyền thống của các địa phương để "nâng hạng" và thương mại hóa sản phẩm. Hiện nay, Thừa Thiên Huế có 28 sản phẩm chủ lực được công bố trong giai đoạn 2022-2025 thuộc các nhóm đặc sản địa phương, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Để thúc đẩy, phát triển và mở rộng thị trường KH&CN cũng như các sản phẩm KHCN theo chuỗi giá trị, tỉnh ban hành Chương trình phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN tỉnh giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu đến năm 2030, hình thành, đề xuất và phát triển một sản phẩm chủ lực của tỉnh trở thành sản phẩm quốc gia.

Thông qua vận dụng một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2021-2030), đến cuối tháng 6/2023, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho 132 hồ sơ. Trong đó, 5 hồ sơ hỗ trợ thông qua thực hiện nhiệm vụ KHCN (cấp qua Quỹ Phát triển KH&CN), 125 hồ sơ hỗ trợ trực tiếp với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 4,13 tỷ đồng.

Có thể thấy, chính sách hỗ trợ của tỉnh thời gian qua góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về nguốn vốn để hỗ trợ đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng, đổi mới công nghệ, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và áp dụng hệ thống, mô hình, công cụ cải tiến trong quản lý hiện đại. Nhờ đó đã kết nối khách hàng, tiếp cận thị trường mới, đồng thời tạo sức hút cho các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu sáng tạo, góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng GDP của quốc gia, địa phương. Chỉ số TFP tăng từ 29,9% năm 2021 lên 56,1% năm 2022 và ước đạt 49,3% năm 2023.

Tăng cường lợi thế

Hạ tầng và thiết chế KH&CN của tỉnh khá hoàn chỉnh, gồm các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; nhiều Viện, Phân viện và Trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ, ngành, địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh đang từng buớc hình thành 3 Khu Công nghệ thông tin tập trung tại Khu đô thị An Vân Dương (thuộc Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung), xúc tiến kêu gọi đầu tư cho Khu Công nghệ cao và tích cực phối hợp với Đại học Huế triển khai Đề án phát triển Viện Công nghệ Sinh học.

Tiềm lực KH&CN được tập trung đầu tư phát triển, đặc biệt là các thiết chế thuộc Đại học Huế, trung tâm giáo dục đa ngành đa lĩnh vực chất lượng cao, thiết chế y tế chuyên sâu như Bệnh viện Trung ương Huế, các đơn thuộc Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam tại Huế. Ngoài ra, hiện nay, tỉnh đang triển khai xây dựng Đề án Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế. Đây là nhiệm vụ cần thiết nhằm phát huy thế mạnh, hoàn thiện thiết chế KH&CN mang tính chủ đạo, để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm lớn của cả nước về KH&CN. Thực hiện thành công mục tiêu lớn này sẽ góp phần quan trọng trong thu hút nguồn lực chất lượng cao, tạo bước đột phá trong xây dựng phát triển Thừa Thiên Huế nhanh và bền vững.

Nhằm tăng cuờng tiềm lực KH&CN cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở KH&CN đáp ứng nhu cầu phát triển KH&CN của địa phương, tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án nâng cao năng lực của ngành. Trong đó, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đảm nhiệm "Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt" và Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học triển khai dự án "Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP) và nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường phục vụ doanh nghiệp và quản lý Nhà nước".

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

TIN MỚI

Return to top