ClockThứ Ba, 25/04/2023 20:58

Hợp tác nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dược liệu

TTH.VN - Ngày 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Làng công nghệ Dược liệu sạch quốc gia và các chuyên gia về dược liệu nước CHLB Đức tổ chức hội thảo khoa học "Hợp tác nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế".

Bộ Y tế gia hạn 10.350 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tếPhát triển vùng trồng và chế biến dược liệu ở Phong ĐiềnHướng mở từ cây dược liệu trên vùng đất khó

leftcenterrightdel
 Nhiều loài dược liệu được gây trồng để phục vụ sản xuất sản phẩm hàng hóa giá trị cao

Đã trồng trên 183 ha cây dược liệu 

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN cho rằng, Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ nhiều loài cây thuốc, trong đó, có nhiều loài có giá trị y tế và kinh tế cao với hơn 1.600 loài, chiếm hơn 30% tổng số loài cây thuốc của cả nước. Đây là kho tàng rất lớn để tạo ra các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh tật, cũng như tạo được các vùng dược liệu để đầu tư, phát triển và gắn với bảo tồn, du lịch và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên đặc hữu, quý hiếm của tỉnh; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

Thời gian qua, hoạt động phát triển và bảo tồn cây dược liệu được chính quyền các cấp quan tâm, ban hành các văn bản, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức và các nhà nghiên cứu khoa học tham gia nghiên cứu, trồng thử nghiệm các mô hình cây dược liệu. Một số hộ gia đình đã tiến hành trồng thử nghiệm, làm quen với các mô hình gây trồng dược liệu tại địa phương. Một số dự án như BCC, Quỹ môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc... đã hỗ trợ đầu tư trồng được 183,33 ha cây dược liệu với sản lượng khai thác ước đạt 25.632,5 tấn; đồng thời tổ chức khai thác cây dược liệu từ rừng tự nhiên với sản lượng ước đạt 35.012 tấn. Trong đó, ở Nam Đông 46,5 ha, A Lưới trồng 68 ha, Phong Điền 47 ha, Quảng Điền, Phú Lộc...

Phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt 1 tỷ USD 

Chia sẻ về "Kết nối hợp tác phát triển sản phẩm dược liệu gắn với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đề xuất giải pháp cho Thừa Thiên Huế", TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng làng công nghệ Dược liệu sạch quốc gia, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng nhấn mạnh về Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  

Mục tiêu đến năm 2025, cả nước xây dựng 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên. Xây dựng 2 - 5 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng khai thác hoặc vùng trồng có 1 - 2 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO). Đến năm 2023, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 30% so với năm 2020, phát triển được 10 - 15 dược liệu di thực đáp ứng nhu cầu trong nước.

leftcenterrightdel
 Gây trồng cây dược liệu để sản xuất dược phẩm có giá trị là hướng đi của địa phương và doanh nghiệp

Bà Hương cũng nêu thực tế, nhiều địa phương như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh phía Bắc... có nhiều loài sâm rất quý nhưng chúng ta lại là nước nhập khẩu nhiều sâm Hàn Quốc nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 6 trong danh sách các nước nhập khẩu sâm từ Hàn Quốc. Vì thế phải làm sao đến năm 2023, Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực. Phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD.

TS. Stefan Seiberling, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, Trường đại học Greifswald, CHLB Đức cũng giới thiệu một số mô hình đổi mới sáng tạo trong phát triển sản phẩm dược liệu xuất khẩu để hội thảo cùng thảo luận, học hỏi kinh nghiệm trong trồng và sản xuất.

Các tham luận cũng đặt ra những vấn đề liên quan đến quy hoạch phân vùng phát triển dược liệu ở Thừa Thiên Huế; phát triển dược liệu dưới tán rừng gắn với sinh kế và bảo vệ tài nguyên rừng; giới thiệu một số sản phẩm từ dược liệu và định hướng thương mại hóa. Đại diện một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng chia sẻ định hướng phát triển sản phẩm từ cây sâm cau và hợp tác phát triển các sản phẩm từ sâm Bố Chính...

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top