ClockThứ Sáu, 04/09/2020 07:30

Phòng chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu

TTH - Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), các rủi ro do sự cực đoan, bất thường của thiên tai đang tác động mạnh đến đời sống, kinh tế, xã hội và hạ tầng cơ sở vật chất. Những năm qua, công tác phòng chống thiên tai, thích ứng BĐKH của tỉnh cơ bản đã chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa với sự tham gia từ cộng đồng đến chính quyền địa phương.

Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát các đợt dịch bệnh mớiBảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân

Các hồ, đập trên địa bàn được giám sát, vận hành đảm bảo an toàn theo đúng quy trình

 Một trong những nỗ lực lớn nhất góp phần giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm gần đây là nhờ huy động, tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật kết hợp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư 1.200 công trình thủy lợi, gồm 56 hồ chứa thủy lợi, 6 hồ thủy điện với tổng dung tích khoảng 2 tỷ m3, 215 đập dâng, trên 480 trạm bơm, hơn 1.875km kênh mương, đê bao...

Thời gian qua, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn trên địa bàn như hồ Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền, A Lưới, cụm hồ A Lin, Rào Trăng, đập Thảo Long... đã phát huy nhiệm vụ cắt lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho vùng hạ du sông Hương, phát điện và cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, tạo nguồn nước tưới ổn định cho gần 30.000 ha diện tích đất canh tác thuộc vùng đồng bằng sông Hương, bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện môi trường nước vùng đầm phá.

Trong các năm như 2014, 2016, 2019, do hiện tượng El-nino hoạt động kéo dài, các tỉnh khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ bị hạn hán nặng, nhưng tại Thừa Thiên Huế nhờ chủ động được nguồn nước từ các hồ chứa nước kết hợp các đập thủy lợi khu vực hạ du như Thảo Long, Cửa Lác... đã đảm bảo cấp nước phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Cũng thông qua thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và việc thường xuyên quan tâm công tác giám sát, vận hành các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện cả trong mùa lũ và mùa cạn, nên đặc biệt trong những trận mưa lũ lớn không để xảy ra tình trạng tích nước gây khô hạn vùng hạ du hay xả lũ gây ngập lụt bất ngờ, cục bộ như ở một số địa phương khác khiến người dân không kịp trở tay ứng phó, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, sản xuất...

Nhiều cây cầu vượt sông, vượt phá, hàng trăm km tỉnh lộ, quốc lộ và hàng ngàn km đường liên thôn liên xã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp ngoài hình thành mạng lưới giao thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội còn góp phần đắc lực vào việc cứu hộ cứu nạn, sơ tán dân trong các tình huống thiên tai.

Cùng với đầu tư nâng cấp, xây mới nhiều khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, cảng cá; công trình văn hoá, giáo dục, y tế; khu tái định cư, nhà ở phòng tránh thiên tai..., thông qua các chương trình, dự án, tỉnh đã nâng cao năng lực ứng phó, phòng chống thiên tai bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và vận hành hệ thống dự báo, cảnh báo tình hình mưa lũ, hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện.

Bên cạnh các giải pháp công trình, xác định rừng là bộ phận rất quan trọng để phòng ngừa, giảm thiểu lũ lụt, phòng chống thiên tai, tỉnh chú trọng tập trung công tác bảo vệ và phát triển rừng, duy trì và nâng tỷ lệ che phủ rừng so với hiện tại 57% lên 60% trong thời gian tới.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top