Thế giới

Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát các đợt dịch bệnh mới

ClockThứ Ba, 18/08/2020 20:21
TTH - Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), ngay cả khi nhân loại cố gắng hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, thì băng vĩnh cửu vẫn sẽ tan và giảm 25% diện tích vào năm 2100.

Đông Nam Á: Tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn khu vực khácChính sách phản ứng với đại dịch cần song hành với chính sách khí hậu

Dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia có thể ẩn chứa những loài vi khuẩn, virus nguy hiểm. Ảnh: Getty

Theo các nhà khoa học, sự hồi sinh của các loài virus vốn đã không hoạt động từ lâu, sự trỗi dậy của bệnh đậu mùa gây chết người, hay dịch sốt xuất huyết hoặc zika ở châu Âu… có thể chỉ là một giả thuyết bi quan, nhưng đồng thời cũng là  một kịch bản nghiêm trọng và ngày càng hợp lý về dịch bệnh do sự nóng lên toàn cầu.

Đến nay, đại dịch COVID-19 đã càn quét toàn cầu và cướp đi sinh mạng của hơn 777.000 người gần như chắc chắn đến từ một loài dơi hoang dã, làm nổi rõ mối nguy hại của việc loài người thường xuyên xâm phạm không gian hoang dã vốn đang ngày càng bị thu hẹp trên Trái đất.

Song song đó, biến đổi khí hậu cũng đang nổi lên như một nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm, bằng cách mở rộng lãnh thổ có dấu vết của muỗi mang bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, hay làm tan rã các mầm bệnh thời tiền sử từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia – nơi được ví như “quả bom hẹn giờ biến đổi khí hậu” trải khắp Nga, Canada và Alaska.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), ngay cả khi nhân loại cố gắng hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, thì băng vĩnh cửu vẫn sẽ tan và giảm 25% diện tích vào năm 2100. Và vấn đề đáng lo ngại chính là những thứ ẩn giấu dưới lớp băng vĩnh cửu đó

Khi mặt đất tan băng, các hạt đất đã từng đóng băng, vật chất hữu cơ và vi sinh vật đã bị nhốt trong hàng thiên niên kỷ sẽ được dòng nước đưa lên bề mặt, từ đó đưa những vi sinh vật này lây lan vào môi trường hiện nay, dẫn tới nguy cơ gây ra những vụ dịch mới, giáo sư địa vật lý Vladimir Romanovsky tại Đại học Alaska giải thích.

Theo nhiều nhà khoa học, mặc dù sự hồi sinh của vi khuẩn hoặc virus cổ đại vẫn còn là suy đoán, nhưng biến đổi khí hậu đã đẩy mạnh sự lây lan của các loại bệnh giết chết khoảng 500.000 người/năm như sốt rét, sốt xuất huyết, chikungunya, zika…

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top