ClockThứ Sáu, 14/08/2020 16:26

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân

TTH - Theo các chuyên gia môi trường, trong 10 năm tới, GDP của Việt Nam có thể tăng gấp đôi, nhưng nếu không quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tính trung bình GDP cứ tăng thêm 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường và BĐKH sẽ làm mất đi khoảng 3% GDP.

Hạn chế đi lại vì COVID-19 và mặt lợi cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậuBiến đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của ASEAN

Lực lượng thanh nhiên tham gia thu gom rác

Nhiều nghiên cứu và báo cáo đã đưa ra đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường và BĐKH đã và đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, có tác động nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh môi trường thế giới.

Trước tình hình này, việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường, ứng phó BĐKH đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ từ chính sách, đến hành động của các cấp uỷ, chính quyền từ Trung ương đến địa phương và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức tôn giáo và sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp.

Những năm qua, Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp cùng hành động BVMT. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội các cấp với lực lượng đông đảo, nhiệt tình như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... đã tích cực xây dựng và duy trì các phong trào BVMT có hiệu quả, tạo thói quen, nếp sống vệ sinh sạch sẽ, giúp người dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn môi trường ở từng khu dân cư.

Trong thực hiện phối hợp BVMT những năm qua, kết quả nổi bật nhất phải kể đến chương trình lồng ghép nhiệm vụ BVMT vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các huyện, thị xã, TP. Huế tổ chức thực hiện với những nội dung thiết thực, hiệu quả.

Cũng từ đầu năm 2019 đến nay, từ khi có đề án “Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng”, từ cán bộ, chiến sĩ đến cộng đồng khu dân cư đều tham gia hưởng ứng tích cực các hoạt động, phong trào, như “Tổ dân phố không rác”, “Thôn làng không rác”, “60 phút sạch nhà đẹp ngõ”... Tất cả đang kêu gọi, hình thành tính chủ động của các tầng lớp Nhân dân trong công cuộc BVMT cũng như xây dựng nếp sống đô thị, nông thôn văn minh, sống thân thiện, hài hoà với môi trường.

Từ khi thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Tài nguyên & Môi trường với Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2017 – 2020, việc xây dựng các mô hình điểm về BVMT, ứng phó với BĐKH ngày càng được đẩy mạnh và nhân rộng.

Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm, như: lồng ghép nhiệm vụ BVMT và ứng phó với BĐKH trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; mô hình “Khu dân cư tự quản BVMT” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... Trong đó, Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những điểm sáng trong việc nhân rộng và duy trì nhiều mô hình tại nhiều địa phương, tổ chức xã hội, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê từ vùng đầm phá, ven biển đến các xã miền núi xa xôi.

Cũng từ những mô hình trên đã giúp người dân xây dựng thói quen tốt về BVMT cũng như thực hiện trách nhiệm giám sát và tự giám sát thực hiện các quy định BVMT tại cộng đồng dân cư.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tham mưu cấp ủy xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và các lĩnh vực tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 13/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp với Trường THPT Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) tổ chức hội thi “Rung Chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử 80 năm của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

TIN MỚI

Return to top