ClockThứ Tư, 20/12/2023 16:31

Sớm quy hoạch vùng nguyên liệu và phát triển các sản phẩm dược liệu

TTH.VN - Chiều 20/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo khoa học sơ kết thực hiện Đề án "Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030".

Quan tâm nghiên cứu hỗ trợ công tác xây dựng, phát triển vùng dược liệu quýGiải bài toán kinh tế dược liệu từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trăn trở cùng vườn cây dược liệu

 Các ý kiến tham luận tại hội thảo tập trung đánh giá, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dược liệu

Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, Đề án đã thu hút được sự quan tâm của các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương, người dân trong việc đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng được khoảng 315,35 ha trải dài ở các địa phương; trong đó, tập trung chủ yếu ở huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Quảng Điền...

Một số loài dược liệu đã được quan tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu rộng lớn, góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp. Một số sản phẩm dược liệu đã phát huy hiệu quả như: tràm gió, ba kích, thiên niên kiện, sâm bố chính, cà gai leo, sâm cau, bạc hà, thổ phục linh, sả, nghệ...

Việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dược liệu, phát huy tiềm năng, lợi thế và hướng tới xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để đề án đem lại kết quả cao, hội thảo cũng đã đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; đồng thời đưa ra các giải pháp về quy hoạch vùng dược liệu tập trung để có kế hoạch đầu tư sản xuất, phát triển bài bản lâu dài; đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng quy hoạch dược liệu; ứng dụng KH&CN; cơ chế chính sách, hỗ trợ đầu tư phát triển dược liệu; phát triển thị trường tiêu thụ dược liệu...

 Quy hoạch vùng trồng dược liệu tập trung là một trong những giải pháp cần sớm được thực hiện

Tại hội thảo, đại diện ngành nông nghiệp, y tế, đại học Huế, doanh nghiệp và một số địa phương cũng tham gia ý kiến, đánh giá về thực trạng và giải pháp phát triển vùng nguyên liệu dược liệu gắn với các sản phẩm OCOP tại tỉnh; bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu bản địa, đặc hữu, quý hiếm có giá trị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học; sử dụng thuốc từ dược liệu, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền; phát triển vùng trồng và chế biến dược liệu ở Phong Điền, Phú Lộc, A Lưới; liên kết giữa người dân trồng cây dược liệu và doanh nghiệp...

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

TIN MỚI

Return to top