ClockThứ Năm, 30/11/2023 17:02

Giải bài toán kinh tế dược liệu từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TTH.VN - Triển khai nhiệm vụ "Hỗ trợ nâng cao năng lực của địa phương trong xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" (thuộc Đề án 844), Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Làng Công nghệ Dược liệu sạch quốc gia và Công ty TNHH Sản xuất thương mại LaSan tổ chức diễn đàn "Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu" của tỉnh vào ngày 30/11.

Lựa chọn những ý tưởng, dự án khởi nghiệp có tiềm năng phát triển Săn tìm tiềm lực mới từ đổi mới sáng tạo mởNuôi đam mê & thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong mỗi doanh nghiệp

 TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN trao đổi, thảo luận tại diễn đàn

Liên kết trụ cột 3 nhà

Việt Nam là một trong 15 nước trên thế giới có tên trong bản đồ dược liệu. Riêng Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây thảo dược quý từ hơn 1.600 loài dược liệu hiện có, chiếm hơn 30% tổng số loài cây thuốc của cả nước. Ngoài hàng trăm ha cây tràm gió tự nhiên và được gây trồng, thời gian qua, đã có 315,35 ha dược liệu như: sa nhân, ba kích, đinh lăng, hà thủ ô, sâm bố chính, sâm cau... được gây trồng, chủ yếu tập trung ở A Lưới, Nam Đông, Phong Điền.

Dẫn lời tại diễn đàn, TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN cho rằng đây là dịp để kết nối các startup và đại diện các sở, ban, ngành, hiệp hội nhằm xác định "bài toán" đặt hàng của chính quyền trong lĩnh vực dược liệu. Đồng thời kêu gọi, kết nối các đối tác có nguồn lực, nhà đầu tư, trưởng làng công nghệ, các startup đến cung cấp các giải pháp, tài chính để tham gia đầu tư phát triển dược liệu tại tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Với vai trò là Trưởng Làng Dược liệu sạch quốc gia, TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng đánh giá cao về sự chủ động, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) và bắt tay liên kết đầu tư về phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất, chế biến sản phẩm dược liệu của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Công Thành với các loại tinh dầu, Sâm bố chính Hoàng Gia với nhóm các sản phẩm làm từ sâm bố chính, Bạch Mã Herbals với tinh dầu từ cây màng tang, Hương Cát với sâm cau...

Từ những liên kết kết hợp thúc đẩy KNĐMST đã dần hình thành nên một hệ sinh thái dược liệu ở Thừa Thiên Huế, góp phần làm mạnh thêm đội ngũ đồng Trưởng làng Dược liệu sạch quốc gia. Hơn nữa, đây còn là lợi thế, cơ hội để tỉnh tiếp tục tìm kiếm các mô hình, giải pháp công nghệ mới, phù hợp với định hướng phát triển ngành dược liệu của địa phương. 

PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung, Trưởng Bộ môn Hóa lý, Khoa Hóa học, Trường đại học Khoa học - Đại học Huế chia sẻ, để phát huy tiềm năng, lợi thế của ngành dược liệu cần phải có sự kết nối, hợp tác giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân để giải được bài toán nâng giá trị kinh tế cho dược liệu. Ngoài ra cần chủ động và kiểm soát nguồn nguyên liệu, có tiềm năng mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và phải đảm bảo phát triển bền vững từ nhà khoa học, nhà đầu tư và nhà nông.

Phát triển thị trường "ngách"

Trao đổi tại diễn đàn, bà Bùi Thanh Hằng, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN gợi mở, đã đến lúc chúng ta cần phát triển và mở rộng thị trường "ngách". Nói cách khác là khai thác thế mạnh từ các viện, trường với các công trình nghiên cứu tốt, người trồng vùng nguyên liệu dược liệu và doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm để cho ra sản phẩm dược liệu thị trường đang cần. 

 Đa dạng các sản phẩm dược liệu ra đời từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 

Thực tế theo bà Hằng, Thừa Thiên Huế đang làm tốt và có nhiều giải pháp, hoạt động thể hiện rõ nét thúc đẩy KNĐMST mở. Chính quyền, ngành KH&CN, doanh nghiệp đã có định hình về chiến lược thị trường, về vùng nguyên liệu dược liệu, tiêu chuẩn sản phẩm. Không ít doanh nghiệp, nhà khoa học đã liên kết đầu tư công nghệ cho chế biến dược liệu, nhất là công nghệ chiết xuất.

Cùng chung ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dược liệu, dược phẩm, doanh nghiệp khởi nghiệp cũng đã nêu lên vấn đề tồn tại, mong muốn một định hướng đúng, chính sách hỗ trợ kịp thời để đầu tư, phát triển toàn diện trong lĩnh vực nghiên cứu, thử nghiệm, trồng, sản xuất và chế biến sâu các sản phẩm dược liệu. 

Cùng với tiềm năng về tài nguyên dược liệu bản địa lớn tại địa phương và nhu cầu chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên của người tiêu dùng ngày càng cao, hướng đi khởi nghiệp trong lĩnh vực dược liệu tại Thừa Thiên Huế sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, startup đẩy mạnh phát triển vùng trồng dược liệu đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Từ đó định hướng xây dựng, đầu tư các mô hình du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch nghỉ dưỡng gắn với nguồn tài nguyên dược liệu bản địa; đồng thời xây dựng trục văn hóa - thảo dược để phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình OCOP tại tỉnh.

Sau những trao đổi, thảo luận xung quanh vấn đề thúc đẩy KNĐMST mở trong lĩnh vực dược liệu, Sở KH&CN và Công ty TNHH Sản xuất Thương mại LaSan đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư, nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị dược liệu và chuyển giao công nghệ sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút đầu tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghệ thông tin

Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp không những khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, mà còn phải nhanh nhạy trong phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) cao, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo. Đó cũng là vấn đề được thảo luận, chia sẻ tại diễn đàn "Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) trong lĩnh vực CNTT" do Sở KH&CN tổ chức vào chiều 13/3.

Thu hút đầu tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghệ thông tin
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ
Tạo đột phá về năng suất, chất lượng và giá trị nông sản

Nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) trên địa bàn tỉnh, ngày 22/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức diễn đàn với sự tham gia, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà sáng chế, doanh nghiệp, đồng thời bàn giải pháp để thúc đẩy thêm nhiều đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực NNCNC.

Tạo đột phá về năng suất, chất lượng và giá trị nông sản

TIN MỚI

Return to top