ClockThứ Sáu, 30/10/2020 15:23

Sự cố tràn dầu đe dọa môi trường biển

TTH - Ngoài những mối đe dọa do rác thải nhựa, chất thải từ sản xuất công nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, môi trường biển đã và đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm do sự cố tràn dầu từ hoạt động của các cảng, tàu chở dầu, giao thông vận tải đường thủy...

Khai thác tiềm năng biển, đầm phá bền vữngĐừng để phong trào “Chống rác thải nhựa” bị lãng quên

Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung tham gia ứng cứu, ngăn ngừa sự cố tràn dầu từ tàu Jakarta

Với chiều dài đường bờ biển hơn 128km, chiếm gần 10% tổng chiều dài khu vực miền Trung từ Quảng Trị đến Bình Thuận, vùng biển Thừa Thiên Huế được xem là khu vực có nhiều khả năng xảy ra sự cố tràn dầu, tác động đến môi trường, kinh tế - xã hội.

Do ảnh hưởng của các cơn bão xảy ra trong tháng 10 vừa qua, trên vùng biển của huyện Phú Lộc xuất hiện 2 tàu chở hàng gặp nạn, mắc cạn tại khu vực bờ biển thuộc xã Vinh Hiền và thị trấn Lăng Cô. Đến nay, tuy cơ quan chức năng mới phát hiện có nhiều vết dầu loang từ tàu Jakarta, nhưng khả năng nếu không kịp thời cứu nạn và xử lý sẽ dễ xảy ra nguy cơ tràn dầu.

Trước đó, vụ tràn dầu xảy ra vào năm 2007 đã ảnh hưởng lớn đến nhiều tỉnh miền Trung, sau đó lan rộng đến các tỉnh phía Nam. Thời gian này, nhiều vùng biển thuộc huyện Phú Lộc, Quảng Điền... phải đối mặt với thiệt hại về du lịch biển, nuôi trồng thủy sản khu vực gần cửa sông, cửa biển. Đã có gần 450 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ được thu gom trong gần 4 tháng của năm 2007.

Năm 2011, một sự cố tràn dầu khác đã ảnh hưởng đến vùng ven biển qua các xã của huyện Phú Vang với khối lượng dầu vón cục tràn vào bờ thu gom được khoảng 3,5 tấn. Số dầu thu gom được qua các đợt đã được vận chuyển về Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung (tại Đà Nẵng) để xử lý. Đây là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được thành lập để kịp thời giải quyết các vấn đề phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu trên biển và trên các sông lớn của miền Trung.

Để phòng ngừa, khắc phục nguy cơ tràn dầu trên tàu Jakarta bị mắc cạn và đánh gãy trong đợt bão từ ngày 10/10, trung tâm này cũng đã phối hợp với phía đơn vị chủ tàu đưa trang thiết bị, phương tiện để tiến hành phương án bơm hút lượng dầu còn trên tàu, tiến hành phao quây dầu tràn và trực ứng phó gần khu vực tàu bị nạn để kịp thời xử lý sự cố tràn dầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trước cơn bão số 9 đổ bộ, toàn bộ người và phương tiện ứng cứu đã rút khỏi vị trí, tạm dừng việc cứu nạn tàu Jakarta.

Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu rất lớn, phức tạp, với tần suất ngày càng tăng, gây ô nhiễm nghiêm trọng vùng biển và thiệt hại lớn về vật chất, sản xuất của người dân. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong khoảng 25 năm qua, vùng biển Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng đã xảy ra hàng trăm sự cố tràn dầu, với lượng dầu tràn từ vài nghìn tấn mỗi năm, gây tác hại nghiêm trọng tới các hoạt động kinh tế xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến các sự cố tràn dầu thường do hoạt động khai thác dầu khí, hoạt động tàu thuyền như bị va chạm, mắc cạn, do bơm nạp...

Để chủ động phòng ngừa, ứng cứu kịp thời, hiệu quả, ngoài Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung, mỗi địa phương cần thiết lập nhóm ứng cứu sự cố, tập huấn, diễn tập thường xuyên; đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng ngừa và giải quyết sự cố tràn dầu, hoá chất độc trên biển.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường

Ngày 5/5, đồng loạt các địa phương ra quân triển khai Phong trào Ngày Chủ nhật xanh. Trong các hoạt động, đáng chú ý đó là nhiều lực lượng đã tập trung xử lý các điểm ô nhiễm tại các kênh, rạch, dòng sông.

Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường
Cá trích biển khuya

8 giờ tối, chị Trâm cùng những người bạn của mình đã có mặt tại bờ biển xã Giang Hải (Phú Lộc). Tưởng đến sớm, thế nhưng trong ánh đèn pin loang loáng, hàng chục người đã có mặt trước chị để lựa chọn những con cá trích tươi ngon nhất.

Cá trích biển khuya

TIN MỚI

Return to top