ClockThứ Sáu, 18/02/2022 13:30

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên

TTH - Đẩy mạnh công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, nhất là chế định về di sản thiên nhiên và chi trả hệ sinh thái là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực môi trường, được ngành tài nguyên môi trường tập trung thực hiện trong năm 2022.

Kết nối hành lang đa dạng sinh họcQuy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ và quản lý Di sản thế giới

Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên từ nuôi trồng thủy sản, du lịch, giải trí là công cụ kinh tế bảo vệ môi trường

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên phù hợp với pháp luật quốc tế về di sản thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế là một trong những điểm mới được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020.

Theo Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước di sản thế giới), di sản thế giới được chia làm 2 loại: di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. Hai loại hình này có các đặc điểm, tiêu chí hoàn toàn khác nhau; tiêu chí của di sản thiên nhiên gắn với các yếu tố của tự nhiên, tiêu chí của di sản văn hóa gắn với yếu tố con người.

Việt Nam đã tham gia Công ước này từ năm 1987, tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam về quản lý di sản thiên nhiên chưa nội luật hóa đầy đủ và tương thích với nội dung của Công ước. Các quy định về đối tượng là di sản thiên nhiên của Việt Nam đang được quy định tản mạn trong một số pháp luật chuyên ngành như Luật Đa dạng sinh học (khu bảo tồn đất ngập nước), Luật Lâm nghiệp (khu bảo tồn là rừng đặc dụng), Luật Thủy sản (khu bảo tồn biển), thậm chí còn được quy định trong pháp luật về di sản văn hóa (Luật Di sản văn hóa quy định di sản văn hóa còn bao gồm cả danh lam thắng cảnh là một đối tượng của di sản thiên nhiên). Do đó, chưa bao quát được toàn bộ các đối tượng là di sản thiên nhiên cần bảo vệ, như công viên địa chất toàn cầu, khu dự trữ sinh quyển, khu Ramsar - khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, vườn di sản ASEAN; đồng thời thiếu quy định về việc xác lập cũng như chế độ quản lý các di sản thiên nhiên cấp quốc tế này. Điều này tạo ra rào cản trong quá trình hội nhập và thực hiện Công ước di sản thế giới mà Việt Nam đã tham gia cũng như phát sinh nhiều vấn đề chưa được xử lý trong thực tiễn quản lý hiện nay.

Để khắc phục các bất cập này, Luật BVMT năm 2020 đã đưa ra các quy định về tiêu chí xác lập di sản thiên nhiên dựa trên cơ sở các tiêu chí của quốc tế và thực tiễn điều kiện Việt Nam hiện nay. Trong đó, đối với các đối tượng là di sản thiên nhiên đã được quy định trong pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản, đa dạng sinh học và di sản văn hóa thì vẫn thực hiện theo các quy định này để tránh xáo trộn, chồng chéo. Đồng thời, quy định việc điều tra, đánh giá, quản lý và BVMT di sản thiên nhiên để bảo vệ, phát huy giá trị bền vững di sản thiên nhiên ở nước ta.

Ngoài ra, công cụ kinh tế trong BVMT được quy định tại Nghị định 08 ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT có nêu rõ việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đối với các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên áp dụng chi trả, gồm các dịch vụ môi trường rừng, đất ngập nước, biển, núi đá, hang động, công viên địa chất phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản (trừ những tổ chức, cá nhân đã chi trả dịch vụ môi trường rừng trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành).

Liên quan đến công tác bảo tồn di sản thiên nhiên, tại buổi làm việc với Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 ngày 15/2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đề nghị, công tác bảo tồn đa dạng sinh học phải tính toán vừa bảo vệ được cảnh quan thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo được phát triển kinh tế, sinh kế cho người dân địa phương.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

Làm việc trên cao luôn là một công việc nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng và trang bị an toàn tuyệt đối. Hình ảnh những công nhân xây dựng, thợ sơn, hay nhân viên bảo trì mất thăng bằng, ngã từ độ cao có thể khiến nhiều người rùng mình. Những vụ tai nạn lao động đáng tiếc này không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho nạn nhân và gia đình, mà còn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, với một thiết bị bảo hộ lao động quan trọng như dây đai an toàn, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tai nạn đáng tiếc.

Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao
Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã và đang được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền chú trọng.

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

TIN MỚI

Return to top