ClockThứ Sáu, 10/06/2022 14:57

Việt Nam ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển bền vững

Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Hóa học (Bộ Quốc phòng): Từ ngày 6-10/6/2022, tại Vienna (Cộng hòa Áo), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế đã tổ chức Cuộc họp định kỳ với sự tham dự của đại diện các quốc gia thành viên và tổ chức quốc tế là quan sát viên.

Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tửPhát triển bền vững trên nền tảng đa dạng hóa nguồn năng lượng tái tạoPhát triển nguồn và lưới điện mặt trời hợp lý

Đoàn Việt Nam tham gia cuộc họp định kỳ lần 2 Hội đồng thống đốc cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Ảnh: TTXVN

Bên lề Cuộc họp, Đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Trung Kiên, Thống đốc - Đại diện thường trực Việt Nam tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) làm Trưởng đoàn; Đại tá Nguyễn Đình Hiền, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) và đại diện các đơn vị chuyên môn của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao đã gặp gỡ, làm việc với bà Lydie Evrard, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế phụ trách An toàn và An ninh và đại diện Bộ phận về Phát triển năng lượng hạt nhân thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế.

Tại buổi làm việc, Việt Nam đánh giá cao và bày tỏ cảm ơn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế đã tích cực hỗ trợ các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, ứng dụng công nghệ hạt nhân vào ứng phó với các vấn đề toàn cầu, phục vụ phát triển bền vững; đặc biệt là trong quá trình đẩy lùi dịch COVID-19. Về phát triển công nghệ và bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết của việc thúc đẩy đào tạo, huấn luyện, tăng cường hợp tác song phương và nhiều bên về ứng phó sự cố, thảm họa bức xạ, hạt nhân.

Việt Nam bày tỏ quan tâm tới ứng dụng năng lượng và công nghệ hạt nhân vào các lĩnh vực như y học, sinh học, nông nghiệp, công nghiệp, tài nguyên môi trường nhằm phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống con người. Việc phát triển năng lượng hạt nhân giúp bảo đảm an ninh năng lượng, nhất là trong bối cảnh giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao; bên cạnh đó, cũng góp phần thực hiện các thỏa thuận quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và Việt Nam là thành viên.

Nhấn mạnh vai trò trung tâm của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế, đại diện Đoàn Việt Nam khẳng định, Việt Nam luôn nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân và ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển bền vững.

Trên cơ sở đó, Việt Nam đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và phát triển công nghệ hạt nhân phục vụ phát triển bền vững; xây dựng kế hoạch ứng phó với các sự cố về hạt nhân; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam mong muốn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế đẩy mạnh việc thảo luận về sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn về an ninh, an toàn, ứng phó sự cố hạt nhân trong bối cảnh công nghệ hạt nhân đang phát triển mạnh như hiện nay.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế cho biết, sẽ luôn hỗ trợ ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình và mong muốn các nước thành viên trên cơ sở hoàn cảnh thực tế của mình, chủ động đưa ra các yêu cầu cụ thể, tạo điều kiện để quá trình hợp tác đạt hiệu quả và thiết thực. Đại diện Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế khẳng định, quá trình hợp tác với Việt Nam trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, ứng phó dịch bệnh đang được thực hiện thành công, là hình mẫu để phát triển quan hệ hợp tác với các nước thành viên khác.

Đại diện Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế ghi nhận các vấn đề mà Đoàn Việt Nam đề cập và cho biết sẽ chuyển các đề nghị của Việt Nam cho các bộ phận liên quan nghiên cứu, giải quyết. Đồng thời, đại diện Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế cho hay, sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động hợp tác, nâng cao năng lực chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cho các thành viên, trong đó có Việt Nam trong thời gian tới, khi tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát.

Bộ phận về Phát triển năng lượng hạt nhân là một trong 5 bộ phận chuyên môn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế, có chức năng hợp tác, giúp đỡ các quốc gia thực hiện chương trình phát triển bền vững năng lượng hạt nhân. Thông qua cơ chế này, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế cung cấp các hỗ trợ về kỹ thuật liên quan đến quy trình phát triển, vận hành cơ sở hạt nhân cũng như xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch phát triển điện hạt nhân.

Theo TTXVN/baotintuc.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top