ClockThứ Tư, 20/12/2017 14:11

Khởi nghiệp: Đòi hỏi kiến thức và kỹ năng

TTH - Vài năm trở lại đây, phong trào khởi nghiệp trong giới trẻ và tái khởi nghiệp doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa diễn ra mạnh mẽ. Cùng với những khó khăn về vốn, nhân lực, việc thiếu kiến thức, kỹ năng cũng đặt DN trước nhiều thách thức.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chật vật với thủ tục hành chínhNhiều cơ hội khởi nghiệp ở HuếKhởi nghiệp không chỉ là phong tràoGiúp doanh nghiệp tự tin khởi nghiệp

“Đói” kiến thức

Lê Hồng Thủy, Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Vietnam Locals đặt mục tiêu xây dựng chuỗi tuor du lịch xuyên quốc gia với đặc trưng của loại hình du lịch photo tour. Sự tiếp sức từ cuộc cách mạng 4.0 mở ra nhiều triển vọng mới cho DN trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giúp đánh giá năng lực, hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, vấn đề quản trị nhân sự trong cuộc cách mạng 4.0 lại đặt DN trước nhiều khó khăn. Đó là lý do Lê Hồng Thủy cùng đội ngũ nhân viên tìm hiểu đăng ký tham gia các lớp học, khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức kinh doanh.

Khởi nghiệp đúng 5 năm, Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng cũng đang vấp phải nhiều chướng ngại.

“Marketting, điều hành hay thiết kế sản phẩm du lịch không còn là mối bận tâm của DN. Cái khó nhất hiện nay là thiếu kiến thức về quản trị tài chính. Thực tế cho thấy, nếu thực hiện các khâu đều tốt nhưng quản trị tài chính không tốt thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao, thậm chí thua lỗ. Trong khi, trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị nào đào tạo về quản trị tài chính nên việc tiếp cận các kiến thức chuyên môn của đơn vị rất yếu. Cùng với đó, việc quản trị nhân sự, bố trí và sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả cũng đang đặt DN trước nhiều khó khăn”- Nguyễn Đình Thuận giãi bày.

Đối với các ý tưởng khởi nghiệp mới thì kênh tiếp cận các nguồn tri thức, kinh nghiệm từ những người đi trước, nhà đầu tư, các chuyên gia đầu ngành có kiến thức thực tế là điều không hề đơn giản; nhất là với sinh viên đang theo học tại các trường và sinh viên mới ra trường.

Tại các khóa đào tạo DN, không ít chuyên gia đánh giá việc tiếp cận nguồn tri thức mới của DN Huế vẫn chậm. Trong khi, kiến thức về lĩnh vực, ngành nghề phải là thế mạnh của mỗi người khởi nghiệp. Còn những kiến thức bổ trợ, kỹ năng vẫn cần được đào tạo thêm, khi người khởi nghiệp có kiến thức, nắm vững các quy luật lúc đó mới có thể kinh doanh hiệu quả.

Hỗ trợ đào tạo

Tại khóa đào tạo chiến lược makerting diễn ra trong hai ngày 9 và 10/12 vừa qua, ông Hoàng Việt Trung, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT chia sẻ: Trước đây, các khóa đào tạo DN do các đơn vị tổ chức không thu hút được sự tham gia của DN; hoặc nếu có cũng rất hạn chế, các cá nhân chỉ tập trung đầu buổi mang tính hình thức còn kết thúc buổi học chỉ còn rất ít học viên. Thế nhưng trong 2 năm trở lại đây, các khóa đào tạo lại thu hút rất đông học viên, trong đó có rất nhiều học viên tuổi đời rất trẻ, nhiều học viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Đó là một chuyển biến rất lớn đánh dấu sự thay đổi trong tư duy.

Thực tế cho thấy, hỗ trợ vốn, mặt bằng, xúc tiến mở rộng thị trường là những giải pháp tức thời tháo gỡ khó khăn cho DN. Trong khi, hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lại là giải pháp lâu dài nâng cao sức cạnh tranh, giúp DN phát triển bền vững. Với quan điểm hỗ trợ DN theo chiều sâu, việc liên kết, hỗ trợ xây dựng các lớp đào tạo kỹ năng cho DN là rất cần thiết.

Hiện, việc triển khai đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực DN vừa và nhỏ theo nguyên tắc xã hội hóa (Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí và các DN, cá nhân tham gia đào tạo đóng góp một phần kinh phí), đang được Sở KH&ĐT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, bước đầu đáp ứng được một phần nhu cầu cấp thiết về đào tạo, nâng cao kỹ năng quản trị DN cũng như cán bộ quản lý. Việc Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho DN tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Từ thực tế đó, trong năm, nhiều đơn vị như CLB CEO Huế, Công ty CP Viet Mission liên tục chiêu sinh các khóa đào tạo ngắn hạn cho DN với nhiều nội dung DN cần như: quản trị nhân sự 4.0, marketing hiện đại hay quản trị tài chính.

Giám đốc Công ty CP Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng đề xuất, tăng cường hỗ trợ các lớp đào tạo kiến thức cho DN, người trẻ khởi nghiệp là một trong những giải pháp lâu dài nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các DN. Tỉnh cần tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư thiên thần (thành công trong kinh doanh, có khả năng cấp vốn cho các ý tưởng trong khoảng thời gian đầu vì mục đích phi lợi nhuận) cùng với Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa tham gia hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp tốt nhằm tạo thêm động lực cho DN trụ vững và phát triển.

Theo Sở KH&ĐT, toàn tỉnh hiện có 6.200 DN, riêng trong năm 2017 (tính đến đầu tháng 12) có trên 600 DN đăng ký mới; dự kiến đến cuối năm nay con số này sẽ là 700 DN đăng ký mới. Số lượng DN đăng ký mới ngày càng tăng trong khi DN vẫn thiếu kỹ năng, kiến thức trong hoạt động kinh doanh sẽ là những hệ lụy cho nền kinh tế.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Khởi nghiệp trên đất biên cương

Từng bôn ba vài năm ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp, nhưng Hồ Viết Ái Duy (27 tuổi) đã quyết định trở về khởi nghiệp trên chính mảnh đất biên giới A Lưới quê hương, với mô hình nuôi heo hữu cơ.

Khởi nghiệp trên đất biên cương

TIN MỚI

Return to top