ClockThứ Ba, 16/11/2021 14:31

Khởi nghiệp từ trà ướp gạo sen

TTH - Đam mê với hoa sen lại thêm sở thích uống trà và muốn gìn giữ nét văn hóa uống trà của người Huế, người con gái sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cố đô - Đỗ Ngọc Quỳnh Châu (sinh năm 1983) đã nung nấu tinh thần khởi nghiệp với trà ướp gạo sen.

Bảo tàng nghệ thuật thêu XQ chính thức hoạt động

Quỳnh Châu thuần thục với cách tạo ra ấm trà ngon. Ảnh: NVCC

Quỳnh Châu tốt nghiệp Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật, chuyên ngành đàn tranh. Ra trường, Quỳnh Châu hoạt động nghệ thuật tại XQ Cổ độ Huế - hiện là Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ. Tại đây, ngoài những lúc dành tặng du khách những bản nhạc du dương của tiếng đàn tranh, Quỳnh Châu còn là người gìn giữ các phong cách nghi thức của công ty, như pha trà, mời trà du khách... Điều đó cho Quỳnh Châu cơ hội để tiếp xúc với trà nhiều hơn. Du khách khi đến với XQ Cổ độ đều được thưởng thức những chung trà ngon do Quỳnh Châu tự pha chế.

Quỳnh Châu chia sẻ: “Với sở thích uống trà và mong muốn được giữ lại những tinh túy của hoa sen xứ Huế, tôi đã mày mò, tìm hiểu và học hỏi cách ướp trà với hạt gạo sen. Sau khi ra thành phẩm, khách và bạn bè thưởng thức đều khen ngợi khuyên tôi nên đăng facebook để bán”.

Năm 2017, Quỳnh Châu kinh doanh mặt hàng trà ướp gạo sen trên trang facebook của mình. Sản phẩm được nhiều người biết đến. Theo kinh nghiệm sau 4 năm tìm hiểu và nghiên cứu của Quỳnh Châu, để làm ra một mẻ trà ướp gạo sen ngon đậm chất xứ Huế thì chỉ có giống sen trắng của Huế mới cho ra sản phẩm với hương thơm nhẹ nhàng và thanh thoát.

Để làm ra được trà ướp gạo sen là cả một quá trình nhiều công đoạn, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn và cần cả tâm sức của người làm. Một cân trà sen cần dùng từ 1.000-1.400 bông sen. Công đoạn hái sen cũng cần chọn đúng thời điểm vào sáng sớm tinh mơ khi trời vừa hửng sáng, khi hơi sương và tinh túy của đất trời còn đọng lại trong đài và nhụy của hoa sen, đó là khoảnh khắc để lưu giữ trọn vẹn hương thơm của hoa sen. Hoa sen cũng phải chọn những bông hoa hàm tiếu vừa mới chớm nở, nở quá cũng không được mà nhỏ quá cũng không phù hợp. Công đoạn quan trọng tiếp theo là tách gạo sen, đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo và tinh tế. Lấy hạt gạo sen cũng cần một không gian hoàn toàn kín, không bị các tạp chất lẫn vào. Thời gian lấy gạo sen không được chậm. Phần gạo sen sau khi tách ra khỏi hoa sen được mang đi ướp cùng trà. Và, trà để ướp sen cũng được chọn trà sạch. Công đoạn quan trọng không kém đó là ướp trà, cứ một lớp trà đến một lớp gạo sen rải đều trên mặt, cuối cùng phủ lên một lớp giấy bạc chuẩn bị cho bước ủ kín. Sau 2 ngày ướp cùng gạo sen, trà được mang ra sàng lọc bỏ các hạt gạo sen và sấy thủ công để giảm độ ẩm. Cứ như vậy, việc ướp trà và sấy khô trà lặp lại 7-9 lần và mất khoảng 20-25 ngày. Công đoạn sấy quyết định thành phẩm trà có thành công hay không. Sấy làm sao cho trà khô ráo, giòn và hương thơm mới đạt chuẩn.

Thành phẩm trà ướp gạo sen của Quỳnh Châu ra đời từ năm 2017, nhưng lúc đó thành phẩm khi đến tay khách hàng chỉ được đóng gói trong những chiếc hộp nhỏ không có lô gô hay nhãn hiệu. Mãi đến năm 2019, khi nắm bắt được thị hiếu của bạn bè, khách hàng gần xa có nhu cầu hộp quà tặng sang trọng hơn, Quỳnh Châu tự thiết kế lô gô, hình dáng hộp, nhãn hiệu để sản phẩm được hoàn thiện hơn khi đến tay khách hàng. Khi được nhiều khách hàng tin tưởng và ngợi khen, năm 2021 Quỳnh Châu tham gia “Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” do tỉnh tổ chức với hy vọng lan tỏa sở thích uống trà, văn hóa uống trà và thưởng thức trà ướp gạo sen xứ Huế đến với nhiều người hơn.

Nguyễn Hằng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Khởi nghiệp trên đất biên cương

Từng bôn ba vài năm ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp, nhưng Hồ Viết Ái Duy (27 tuổi) đã quyết định trở về khởi nghiệp trên chính mảnh đất biên giới A Lưới quê hương, với mô hình nuôi heo hữu cơ.

Khởi nghiệp trên đất biên cương
Sôi nổi cuộc thi khởi nghiệp YES! Camp x Huế 2024

Tối 24/11, chương trình YES! Camp x Huế 2024 với chủ đề "NetZero", do Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học Huế tổ chức đã chính thức khép lại sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.

Sôi nổi cuộc thi khởi nghiệp YES Camp x Huế 2024

TIN MỚI

Return to top