ClockThứ Hai, 24/01/2022 05:50

Khởi nghiệp với chậu đúc phù điêu

TTH - Bắt kịp thị hiếu với nghề đúc chậu phù điêu, không chỉ khởi nghiệp thành công, Huỳnh Văn Trung (Vinh Thanh, Phú Vang) còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Thị trường khởi sắc trong tết “bình thường mới”Thừa Thiên Huế đạt danh hiệu "Địa phương tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2021"Ươm mầm khởi nghiệpXây dựng hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bị ảnh hưởng dịchKhởi động chuỗi sự kiện hướng nghiệp dành cho học sinh trung học phổ thông

Chiếc chậu phù điêu được làm thủ công hoàn toàn

13 năm nghề thợ kép

Bôn ba lập nghiệp từ sớm, dù mới 29 tuổi nhưng Huỳnh Văn Trung đã có trong tay 13 năm kinh nghiệm với nghề thợ kép. Anh chia sẻ: “Tôi đã đi nhiều nơi, đến nhiều vùng để làm nghề. Thông thường là nhận thầu công trình tại các tỉnh phía Bắc. Nhiều năm tha phương, tôi học được rất nhiều điều, cũng từ nghề thợ kép, tôi bén duyên với cây cảnh, từ đó, ý tưởng về quê khởi nghiệp cũng nảy nở”.

Năm 2021, chàng trai 9X quyết định trở về làng. Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cộng với đam mê cây cảnh thúc bách, anh quyết định xây dựng cơ sở đúc chậu. “Thị trường chậu đúc khuôn gần như bão hòa, hơn nữa mẫu mã, kiểu cách của chậu khuôn không đủ để thỏa mãn đam mê của tôi. Vì vậy, tôi chọn chậu đúc phù điêu, sản phẩm gắn bó nhất với những tay thợ kép để lập nghiệp”, anh nói.

Khác với chậu đúc khuôn - chiếc chậu mà những thợ tay ngang đều có thể làm được, chậu phù điêu chỉ có thể ra đời và đẹp khi được tỉ mỉ thực hiện bởi các tay bay thợ kép. Hoàn toàn thủ công từ khâu pha trộn xi măng, đúc từng mặt chậu, mỗi mối nối, hàn khung sắt đến hoàn thiện tiểu tiết, hoa văn, đường chỉ của mỗi chiếc chậu phù điêu đều được thực hiện tinh tế.

Anh Trung nói: “Thông thường mỗi người thợ sẽ đảm nhận chiếc chậu kép khác nhau vì mỗi tay bay đều có cá tính, phong cách đi kép hoàn toàn riêng biệt. Với những chiếc chậu 2x3 hoặc 4x5m, trung bình người thợ phải mất từ 10 – 15 ngày để cho ra đời sản phẩm đẹp và hoàn thiện”.

Long phụng mừng xuân

Với đôi tay tài hoa và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, mỗi sản phẩm chậu được làm ra đều mang trong mình vẻ đẹp hoài cổ và những đường bay tinh tế. Không chỉ mang đến thu nhập khấm khá cho bản thân, xưởng đúc chậu của anh Trung còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 8 thợ kép lành nghề tại địa phương.

Anh Lê Văn Tài, 20 năm kinh nghiệm trong nghề kép, cho hay: “Mỗi chiếc chậu sẽ bao gồm các hoa văn chính đó là tứ linh long – lân – quy – phụng hoặc tứ quý tùng – cúc – trúc – mai. Làm kép là công đoạn gần cuối sau khi ghép ốp các mảnh chậu đã được đúc trước đó. Thông thường, chúng tôi mất 4 tiếng để hoàn thành một khung kép to; sau đó là quá trình xả nhám”.

Với nhu cầu, thị hiếu yêu chuộng sản phẩm thủ công độc đáo này, quy trình xả nhám của những chiếc chậu phù điêu cũng vô cùng đặc biệt. Không quá mạnh tay, mỗi lằn bay đều được giữ nguyên để người ngắm có thể dõi theo từng cử chỉ của các tay thợ. Đó có thể là chiếc lông đuôi phụng uốn lượn tinh tế với đường sóng đuôi tỉ mỉ, hay đôi mắt lân to tròn, còn hằn rõ đường kẻ mắt sắc sảo và dứt khoát của các tay thợ kép tài hoa.

Trung bình mỗi chiếc chậu anh Trung xuất bán có giá từ 20 – 25 triệu đồng. Được thị trường trong tỉnh và các tỉnh bạn ưa chuộng, mỗi tháng, xưởng đúc chậu của anh xuất bán từ 4 – 5 chiếc chậu. Để tránh đụng hàng và không ngừng cải tiến, mỗi sản phẩm chậu của anh Trung đều được cập nhật hoa văn, họa tiết và dáng chậu. Những bộ tranh tứ linh, tứ quý đều được thay đổi mẫu mã liên tục. Vì thế, nhu cầu của khách hàng vô cùng cao. Nhất là trong giai đoạn cận tết hiện nay, xưởng đúc chậu của anh tăng năng suất thêm 80% để gấp rút hoàn thiện những đơn hàng cuối năm.

Đánh giá cao về mô hình chậu đúc phù điêu của anh Huỳnh Văn Trung, ông Nguyễn Văn Trình, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh, nhận xét: “Là người trẻ và luôn biết tìm tòi học hỏi, mô hình khởi nghiệp của anh Trung không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn tạo công ăn, việc làm ổn định cho nhiều lao động trong mùa dịch. Đây cũng là mô hình giúp thúc đẩy phong trào cũng như nâng cao giá trị của cây cảnh đang phát triển tại địa phương”.                                                 

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng phụ nữ khởi nghiệp

Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, biến thử thách thành cơ hội...

Cùng phụ nữ khởi nghiệp
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp

Ngày 9/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức diễn đàn "Trí thức trẻ khởi nghiệp" với chủ đề "Nơi hội tụ ý tưởng và cơ hội mới". Hơn 100 đoàn viên thanh niên, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia diễn đàn.

Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp
Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

Chính sách hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo luôn là đòn bẩy giúp các chủ thể này tạo dựng, hình thành môi trường tốt để sáng tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm mới.

Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

TIN MỚI

Return to top