ClockThứ Sáu, 17/08/2018 08:09

Khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

TTH - Những quy định, chính sách mới trong việc khuyến khích đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Đề án 844 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia hay những quy định mới về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khởi nghiệp sáng tạo sẽ giúp các DN khơi thông về vốn và các vấn đề liên quan đã được đề cập tại hội thảo "Đầu tư cho DN khởi nghiệp sáng tạo” vừa được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào giữa tháng 8/2018.

Những kinh nghiệm “vàng” cho nhà khởi nghiệpHãy bắt đầu bằng ưu thế của mình

Để triển khai Đề án 844, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan từng bước xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ hệ sinh thái. Trong đó, có thể kể đến Nghị định 38/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV; Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi có một số nội dung liên quan tới hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Xác định “Phát triển DN” là một trong bốn chương trình trọng điểm của tỉnh năm 2018, Thừa Thiên Huế đã có nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch hỗ trợ DN như: hỗ trợ DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tiếp cận tín dụng, mặt bằng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên DN... Ngay sau khi Luật hỗ trợ DNNVV có hiệu lực từ 1/1/2018 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 30/6/2018, Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành chính sách hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh.

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã và đang là chủ đề được lãnh đạo Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tại Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung và các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng tuy mới hình thành nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong những năm gần đây.

Tại Thừa Thiên Huế, đã thúc đẩy thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp trong cộng đồng sinh viên. Tổ chức thành công các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp để thu hút các cá nhân và tổ chức tham gia. Hỗ trợ lựa chọn các ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng và đưa vào chương trình ươm tạo, giúp các ý tưởng trở thành các dự án khởi nghiệp có sức sống và tồn tại được trên thị trường.

Điển hình đến nay, có 4/6 nhóm khởi nghiệp trong và sau quá trình ươm tạo tại Công ty CP Tư vấn & đầu tư Cộng hưởng (CoPLUS) đã hình thành DN và bắt đầu kinh doanh có hiệu quả. 2/6 DN lọt vào danh sách 100 startups của mạng lưới gọi vốn đầu tư Angel; nhóm Vườn treo đạt giải ba cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp quốc gia VCCI; nhóm I Love Huế với ý tưởng phát triển thành dự án I Love Asia lọt vào top 4 của MIST (cuộc thi khởi nghiệp Đông Nam Á cho các ý tưởng khởi nghiệp du lịch). Nhóm Giấy Xanh lọt vòng chung kết Vietnam Women in STEM: Wepics Competition đang diễn ra tại Đà Nẵng…

Tuy nhiên, các chính sách liên quan đến khởi nghiệp còn rất mới, để hoàn thiện khung pháp lý cũng như chính sách hỗ trợ, cần khoảng vài năm nữa; ngoài việc hỗ trợ về mặt chính sách như ưu đãi về thuế, đối ứng vốn đầu tư… mới chỉ đang bắt đầu. Hy vọng Đề án 844 của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục nghiên cứu các cơ chế chính sách đầu tư tiếp theo cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các thành phần kinh tế, thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất cơ chế thu hút đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo từ nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, nhất là từ kiều bào, tri thức Việt Nam ở nước ngoài...

Bạch Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top