ClockChủ Nhật, 12/11/2023 17:59

Vượt khó mới có thành công

TTH.VN - Ba năm trước, em họ tôi quyết định về vùng đồi TX Hương Thuỷ mở mô hình trang trại chăn nuôi heo gà và trồng rau màu theo hướng xanh - sạch cung ứng cho thị trường. Sau khi triển khai, cậu em thu được “đồng ra đồng vào” nhờ phương thức sản xuất “mùa nào thức ấy”, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho các nhà hàng ở phố. Bạn bè đến thăm cậu em tự tin: Tôi đã khởi nghiệp (KN).

Khơi thông vốn cho doanh nghiệpMô hình kinh doanh bền vững và lợi nhuận từ sản xuất xanh Sẻ chia trách nhiệm với cộng đồng

Bánh ép Huế, dự án đạt giải cao Cuộc thi KNĐMST năm 2023 nay đã vươn ra thị trường xa. 

Tham chiếu và nghiên cứu kinh nghiệm từ các chuyên gia; trong đó có thành viên đến từ Hội đồng cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (KNĐMST), thì mô hình cậu em chỉ là lập nghiệp, chưa phải KN. KN đòi hỏi phải gắn liền với đổi mới, sáng tạo mang tính đột phá để tạo ra sự khác biệt so với các mô hình tương tự, đem lại hiệu quả vượt trội…

Mới đây, ghé thăm nông trại ở phía bắc TP. Huế tôi thực sự cảm nhận đây là mô hình KN. Chủ nông trại này  tận dụng lợi thế bãi biền rộng lớn bên sông, cùng với sản xuất hoa màu, chòi trại được đầu tư, các dịch vụ mở ra, như tạo những décor (thiết kế tạo không gian chụp ảnh); khu nuôi đà điểu, dạo chơi bên biền sồng cùng ngựa… thu hút đông đảo phụ huynh đưa con em đến trải nghiệm, vui chơi giải trí…, nhất là vào dịp cuối tuần.

Vào tham quan, trải nghiệm nơi đây có thu vé bởi có thêm nhiều hoạt động được tổ chức như trồng, thu hoạch hoa màu, tập làm nông dân… Nơi đây cũng có hẳn một khu ẩm thực để khách gần, khách xa có nhu cầu lưu trú. Với không gian đẹp giao hòa với thiên nhiên nên đây cũng là địa điểm được các cặp đôi lựa chọn tổ chức lễ cưới; các hội nhóm, câu lạc bộ tổ chức giao lưu, gặp mặt… Mô hình đang trong dự tính nhân rộng mà ông chủ trẻ này có cách nghĩ, cách làm sáng tạo bắt nhịp với trào lưu sống xanh, du lịch xanh. Dẫn ví dụ đơn giản trên để thấy, nhiều người còn nhầm lẫn giữa lập nghiệp với KN.

Đôi khi chỉ là một người “bỏ phố về quê” nuôi heo, nuôi gà, nuôi dê, hoặc trồng các loại cây như bao mô hình nông nghiệp khác… và đơn thuần cung ứng cho thị trường cũng được hô hào gọi là KN. Kể cả những mô hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoặc trên các lĩnh khác cũng vậy.

 Ý tưởng làm nông trại, kèm các dịch vụ mới lạ thu hút khách đến tham quan trải nghiệm

KN chưa bao giờ là vấn đề đơn giản. Bước đi đầu tiên quyết định sự thành công trong KN là ở giai đoạn định hướng triển khai ý tưởng và lên kế hoạch thực hiện. Giai đoạn này khi được chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng để giúp cho người KN tránh lạc lối trong những bước đi đầu tiên. Do đó KN không phải thích là làm mà phải có giai đoạn chuẩn bị kỹ lưỡng về ý tưởng, hướng triển khai, thị trường, năng lực tài chính… Điều nữa không kém phần quan trọng là tâm thế “biết đứng lên sau thất bại”.

Mới đây, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng (KNĐMST) tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải các ý tưởng, dự án xuất sắc cuộc thi năm 2023. Theo dõi các dự án đạt giải cao, như DA “Ngũ cốc Mộc An- Hành trình phát triển bền vững từ vùng tài nguyên bản địa”; DA tinh dầu màng tang; DA “Yến cung đình Huế - Mang hảo vị hoàng gia đến với mọi nhà”… cho thấy các ý tưởng, DA trên có tính sáng tạo, đột phá với sự độc đáo mới lạ mang đậm bản sắc văn hoá Huế, có thương mại hoá thị trường cao.

Từ năm 2016 đến nay, Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều cuộc thi KNĐMST nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tinh thần KN trong cộng đồng; ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST trên các lĩnh vực; xây dựng hình thành các doanh nghiệp KN, tạo việc làm, góp phần tăng năng suất lao động và đã có nhiều DA KN đạt giải cao tại các Cuộc thi ở cấp khu vực, quốc gia và quốc tế.Từ đây nhiều DA không ngừng phát triển lớn mạnh, lan tỏa trong cả nước và hội nhập với thị trường thế giới. 

Trong dịp trao giải Cuộc thi KNĐMST năm 2023, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chia sẻ, các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan hãy cùng đồng hành với hệ sinh thái KN sáng tạo địa phương, chủ động đặt ra những bài toán thiết thực, tích cực nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào lao động, sản xuất để ngày càng nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm, hàng hóa. Lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, với các ý tưởng, DA KN; hỗ trợ doanh nghiệp khởi sự kinh doanh, KNĐMST bằng những chính sách hỗ trợ thiết thực, phù hợp nhất…

Hoàng Quý
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Khởi nghiệp trên đất biên cương

Từng bôn ba vài năm ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp, nhưng Hồ Viết Ái Duy (27 tuổi) đã quyết định trở về khởi nghiệp trên chính mảnh đất biên giới A Lưới quê hương, với mô hình nuôi heo hữu cơ.

Khởi nghiệp trên đất biên cương

TIN MỚI

Return to top