ClockThứ Bảy, 11/11/2023 15:57

Mô hình kinh doanh bền vững và lợi nhuận từ sản xuất xanh

TTH.VN - Nội dung trên được chia sẻ, trao đổi tại chương trình tọa đàm cùng các chuyên gia về trách nhiệm xã hôi của doanh nghiệp (DN) và vận dụng chất liệu kinh doanh bền vững vào chiến lược marketing vào ngày 11/11. Chương trình được tài trợ bởi Dự án (DA): “Huế- Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” với sự phối hợp cùng Tổ hợp giáo dục Nghệ thuật Kodo/Huế Green Hub và sự hỗ trợ của Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế (Hue Innovation Hub).

Chuyển đổi số để tăng năng suất, chất lượng sản phẩmỨng dụng công nghệ thông minh trong phân loại rác tại nguồn​“Doanh nghiệp với Luật Bảo vệ môi trường tại khu vực miền Trung”Tăng tốc chuyển đổi số trong doanh nghiệp

TS. Nguyễn Quý Hạnh chia sẻ tại toạ đàm 

Trách nhiệm xã hội- cốt lõi của doanh nghiệp

Trong vài thập kỷ gần đây, bên cạnh việc phát triển về quy mô, tối ưu hoá lợi nhuận…, các DN còn tham gia các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) để đạt tới sự phát triển bền vững. Vậy trách nhiệm xã hội là gì? Làm thế nào để thực hiện được trách nhiệm xã hội của DN… đã được TS.Nguyễn Quý Hạnh, Tư vấn cao cấp & Trưởng nhóm phát triển bền vững xã hội của EMR chia sẻ tại dịp này.

Theo TS.Nguyễn Quý Hạnh, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của DN là đề cập đến những hành động và chính sách của DN, nhằm mục đích mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, bên cạnh việc tối đa hóa lợi nhuận. Một số mục tiêu CSR phổ biến hiện nay của DN có thể kể đến, như: Giảm thiểu tác động đến môi trường; nâng cao tinh thần tự nguyện của nhân viên; quyên góp cho các tổ chức từ thiện…

Dịp này, TS.Nguyễn Quý Hạnh trao đổi khá rõ về phương pháp giúp đảm bảo trách nhiệm của DN đối với xã hội. Khi đã quan tâm vấn đề này chưa hẳn cần có nguồn ngân sách dồi dào, tiềm lực tài chính vững chắc, các DN vẫn có thể nỗ lực tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng xã hội thông qua cách thức phù hợp. 

Với kim chỉ nam là từng nỗ lực nhỏ cộng lại sẽ dần tạo nên sự khác biệt, các DN có thể tập trung lên kế hoạch quyên góp cho cộng đồng, địa phương của mình trước. Sau đó mở rộng ra phạm vi hoạt động lớn hơn nếu có đủ điều kiện và khả năng. 

Trong quá trình lên kế hoạch khởi xướng các hoạt động CSR, DN đừng quên tạo điều kiện cho nhân viên cùng tham gia vào quá trình ra quyết định. Tốt nhất là mỗi DN cần chú trọng xây dựng một đội ngũ nội bộ. Họ sẽ phụ trách quản lý những hoạt động liên quan đến DN và người lao động trong lĩnh vực này.

Xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh gia tăng 

Rất dễ nhận thấy việc DN đáp ứng mối quan tâm của nhân viên chính là nền tảng giúp củng cố sự gắn bó của họ với tổ chức-cũng như gia tăng tỷ lệ thành công của dự án, kế hoạch dài hạn. Một khi nhân viên được tham gia vào quá trình ra quyết định, DN đã tạo ra một môi trường làm việc minh bạch, an toàn và hỗ trợ lợi ích của người lao động ở mức tối ưu nhất...

Hiện nay, nhiều DN đã chú trọng đến CSR khi xây dựng hình ảnh thương hiệu. Bởi khách hàng ngày thường sẽ ưu tiên tin dùng sản phẩm cũng như dịch vụ của những DN có danh tiếng xã hội tốt hơn. Chính lý do đó mà CSR chính là một trong những nhân tố tối quan trọng trong mọi hoạt động quan hệ công chúng của DN.

Những sẻ chia quý báu

Tại dịp toạ đàm này, đại diện các DN, thương hiệu trong, ngoài địa phương chia sẻ một số mô hình, sáng kiến, giải pháp định hướng phát triển bền vững, giảm thiểu rác thải tại các khách sạn, nhà hàng, đơn vị kinh doanh các loại nước uống, khác…

Bà Phan Thị Lan Phương, Quản lý vận hành dịch vụ tại TikTok Việt Nam, Nguyên Giám đốc Chiến lược tập đoàn Yeah chia sẻ, làm thế nào để DN vận dụng được hiệu quả chất liệu trách nhiệm xã hội nói riêng và kinh doanh bền vững nói chung vào chiến lược marketing thu hút khách hàng. Theo Quản lý vận hành dịch vụ tại TikTok Việt Nam phân tích, hiện nay xu hướng con người tiêu nhiều tiền hơn cho sản phẩm xanh nên tạo ra tiềm năng lớn cho các DN; trong đó có DN startup xây dựng mô hình kinh doanh bền vững.

Khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng tăng, thay vì mua sắm lãng phí, khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe, môi trường và các câu chuyện nhân văn sau từng sản phẩm. Xu hướng tiêu dùng trách nhiệm khi hạn chế lãng phí, thói quen sống xanh và khả năng chi tiền cho các sản phẩm không gây ảnh hưởng đến môi trường tạo động lực để các DN xây dựng mô hình kinh doanh bền vững về đầu tư và thu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất xanh.

Đổi rác lấy quà-hoạt động đang được nhân rộng ở Huế  

Chị Lê Thị Dạ Lam, Tổng quản lý làng Hành hương Resort &Spa-Huế cũng chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu rác thải nhựa và thực hiện chiến lược phát triển bền vững của DN trong suốt 20 năm qua. Đây cũng là một trong lý do mà DN (Làng hành hương) đã đạt nhiều giải thưởng kiến trúc trong nước và quốc tế và là một trong các DN tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dịp này, đại diện Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” đã giới thiệu và đưa ra các giải pháp quản lý rác thải tại nguồn, giảm sử dụng đồ nhựa một lần. Hy vọng DA đang đồng hành với TP.  Huế, thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, bền vững ở địa phương. 

Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nhiều cơ hội cho người lao động

Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp hình thành, cộng với các dự án đã và đang triển khai thời gian gần đây mở ra không ít cơ hội cho người lao động.

Thêm nhiều cơ hội cho người lao động
Gỡ khó công tác phòng cháy, chữa cháy cho các doanh nghiệp

Chiều 12/9, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh tổ chức đối thoại với các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH năm 2024.

Gỡ khó công tác phòng cháy, chữa cháy cho các doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top