ClockThứ Bảy, 29/09/2018 05:45

Không chủ quan

TTH - 5 năm trở lại đây, trên địa bàn TP. Huế không xảy ra các trận thiên tai lớn, tuy vậy, quan điểm của TP là phải chủ động và không chủ quan trong phòng chống lụt bão (PCLB).

Kinh nghiệm từ Quảng LợiChủ động, sẵn sàng ứng chiếnNhiều công trình hồ chứa xuống cấp: Đề xuất hỗ trợ 153 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữaBảo đảm thông tin liên lạc trong mưa lũ

Các lực lượng chức năng giúp dân dọn dẹp bùn non trên đường Huỳnh Thúc Kháng sau trận lũ năm 2017

Cách nay hơn 1 năm, do ảnh hưởng của cơn bão số 10, trên địa bàn phường An Đông, TP. Huế xảy ra lốc xoáy làm tốc mái 37 căn nhà tại tổ dân phố 1, 2 khu vực 1. Mặc dù thiên tai xảy ra bất ngờ vào buổi tối (lúc 20 giờ 40 phút) nhưng với sự chủ động chính quyền địa phương trong việc bố trí lực lượng tại chỗ, đã kịp thời bảo vệ tài sản, sơ tán sắp xếp và ổn định chỗ ở cho người dân ngay trong đêm. Chưa đến 2 ngày sau khi cơn lốc đi qua, cùng với sự quan tâm thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền, ứng cứu của các lực lượng công an, quân đội, dân quân..., cuộc sống bà con đã ổn định.

Chủ tịch UBND phường An Đông, ông Nguyễn Thanh Nghị cho biết, chính việc nắm chắc tình hình từ cơ sở, chủ động lên phương án PCLB hàng năm là cơ sở để khắc phục nhanh thiệt hại do thiên tai gây ra; đây cũng là bài học trong công tác PCLB của phường An Đông nói riêng và cho các phường khác trên địa bàn TP. Huế. Ngay sau mùa mưa bão 2017 kết thúc, phường An Đông tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm, đồng thời bổ sung kế hoạch ứng phó với bão, và siêu bão đối với hệ thống chính trị. Cụ thể, chính quyền xác định tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình tự quản tại chỗ, bằng việc kiện toàn tiểu ban chỉ huy PCLB tất cả các tổ dân phố; kiểm tra sửa chữa các trang thiết bị hiện có như ghe xuồng cứu hộ, phao cứu sinh, dự trữ lượng thực thực phẩm cho các tình huống khẩn cấp.

Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế, Phó ban PCLB TP. Huế, ông Đồng Sỹ Toàn thông tin, để khắc phục tình trạng chủ quan đối với các phường ở vùng cao, UBND TP yêu cầu tất cả phường, các cơ quan đơn vị trực thuộc đều xây dựng kế hoạch cụ thể PCLB. Các kế hoạch này phải đưa ra phương án cụ thể, thống kê về số lượng nhân lực, vật lực, phương tiện, công tác dự trữ vật tư, nhiên liệu, nhu yếu phẩm để ứng phó trong tình huống xảy ra thiên tai. Rà soát lại các đối tượng cần ưu tiên giúp đỡ như: người già, người tàn tật, phụ nữ mang thai…đồng thời với việc lập danh sách các công trình, nhà ở kiên cố để phục vụ cho việc sơ tán. Các địa phương cũng được yêu cầu phải quan tâm công tác thông tin trong thời gian xảy ra mưa lũ để người dân quản lý, nhắc nhở con em không để xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Giữa tháng 7/2018, UBND TP. Huế quyết định kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) TP do Chủ tịch UBND TP. Huế làm trưởng ban với sự tham gia của cơ quan quân sự, công an và các phòng ban, đơn vị liên quan.

Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN TP. Huế, ông Trần Song cho biết: Để chủ động PCTT bất thường có thể xảy ra, hạn chế thấp nhất hậu quả do thiên tai, bão, lũ, TP yêu cầu các cơ quan, đơn vị, ban chỉ huy PCTT&TKCN các phường chủ động kiểm tra, nắm bắt tình hình địa bàn, theo dõi diễn biến thời tiết; xây dựng kế hoạch PCTT bám sát thực tiễn của từng phường. Tăng cường công tác tuyên truyền, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, chú ý vấn đề an toàn lưới điện, nhất là các công trình xây dựng, nhà cao tầng, cột viễn thông BTS, các điểm di tích văn hóa. Đồng thời, nâng cao kỹ năng PCTT cho các cán bộ phụ trách cơ sở, thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực 24/24 giờ trong mùa mưa bão; chuẩn bị chu đáo nguồn vật tư, các phương tiện, kiện toàn lực lượng tại chỗ để chủ động ứng cứu khi thiên tai xảy ra.

Thiếu tá Hồ Đắc Quốc, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban CHQS TP. Huế cho biết, đến thời điểm này, đơn vị đã hoàn tất việc kiểm tra, bổ sung điều chỉnh phương án PCTT&TKCN, chuẩn bị nhân lực và phương tiện, tổ chức huấn luyện cho lực lượng dân quân năm thứ nhất các nội dung về các kĩ năng TKCN như: bơi, chèo thuyền…sẵn sàng huy động và hỗ trợ trong PCTT và TKCN khi cần thiết. Khi tình huống thiên tai khẩn cấp xảy ra, Ban CHQS TP. Huế có thể huy động 2 trung đội dân quân cơ động và 1 đại đội quân nhân dự bị động viên khẩn cấp tham gia PCLB. Hiện mỗi phường đều có 1 trung đội dân quân cơ động tại chỗ luôn ứng trực hỗ trợ người dân khi xảy ra tình huống xấu.

Bài, ảnh: HƯƠNG PHONG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh

Xây dựng trường học an toàn, cộng đồng an toàn, các trường học, nhiều tổ chức và hội chữ thập đỏ các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn giúp học sinh trang bị kỹ năng cần thiết mùa mưa bão.

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Return to top