ClockThứ Năm, 24/05/2018 06:30

Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ “vẹm đen”

TTH - Một tháng trở lại đây, loài “vẹm đen” sinh sôi quanh vùng cửa sông Ô Lâu (xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền) đem lại nguồn thu nhập khá cho cư dân.

Bền vững cho nuôi trồng thủy sảnGiám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất trong nông sản, thủy sảnCẩn trọng khi mua sản phẩm xử lý, cải tạo ao hồ nuôi trồng thủy sản

Cận cảnh loài “vẹm đen”

Bình quân 1-2 triệu đồng/lao động

“Vẹm đen” (gọi theo người dân địa phương) là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, gần đây xuất hiện nhiều, được thương lái lùng mua giá khá cao. Vẹm đen to chừng ngón tay chỉ, vỏ màu đen, bám thành chùm trên vách đá, cọc tre vùng nước ngọt và lợ quanh vùng cửa sông Ô Lâu.

Mỗi ngày, vợ chồng ông Trần Hiếu (thôn Trung Làng, xã Quảng Thái) kiếm được chừng non một ghe vẹm đen. “Trước đây loài này sinh sôi nhưng bà con không ai khai thác vì thịt ít, giá trị thấp. Khoảng một tháng trở lại đây, nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh lùng mua vẹm với giá 2 nghìn đồng/kg. Mỗi ngày gia đình tui kiếm được 1-2 triệu đồng từ khai thác vẹm”, ông Hiếu thổ lộ.

Từ đầu vụ đến nay, bình quân mỗi hộ dân ở khu cửa sông Ô Lâu kiếm được từ 1-2 ghe vẹm mỗi ngày, thu nhập 1-2 triệu đồng/lao động, cá biệt có người 3-4 triệu đồng/ngày. Theo các thương lái, thời gian gần đây, vẹm đen “ăn hàng” là bởi nhiều cơ sở chế biến thức ăn cho tôm hùm dùng loài thủy sản này để phối trộn. Cũng có thương lái mua vẹm đen về chế biến thức ăn cho tôm trên cát. “Bình quân mỗi ngày tui thu gom của bà con quanh vùng Cửa Lác thuộc các xã Quảng Thái, Điền Hòa (Phong Điền) chừng 3-4 tấn vẹm”, bà Lê Thị Tằm, một thương lái ở thôn Lai Hà, cho biết.

Tại xã Điền Hòa, nơi sát vùng cửa sông Ô Lâu, cư dân vạn đò sống ven đầm phá cũng có thêm nghề mới khai thác vẹm đen, cho thu nhập khá. Theo kinh nghiệm của người dân, chu kỳ sinh trưởng của loài vẹm đen chỉ trong vài tháng, nên ngư dân tranh thủ mùa vụ khai thác, chỉ chừng sau 2-3 tháng là hết.

Chỉ khai thác thủ công

Xã Quảng Thái với hai Chi hội nghề cá Trung Làng và Lai Hà, quản lý hơn 50 ha diện tích mặt nước thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên vùng ngập nước nơi hạ nguồn sông Ô Lâu. Trong đó, có khoảng 70 hộ dân chuyên tham gia khai thác thủy sản gần bờ, ven vùng cửa sông-nơi giao thoa vùng nước ngọt-lợ với các nghề cào hến, trìa, ốc gạo và vẹm đen.

Ông Phạm Công Phước, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái thông tin, nghề khai thác vẹm đen mới hình thành vài tháng trở lại đây. Ban đầu, sản lượng quanh bờ khá nhiều, mỗi ngày có hàng chục thuyền đánh bắt, sau đó bà con khai thác mạnh nên phải ra giữa vùng cửa sông, vách đá xa bờ mới có.

Địa phương khuyến khích người dân khai thác bởi cho giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, nhưng cần đảm bảo yếu tố môi trường, chỉ khai thác thủ công, tuyệt đối không dùng các biện pháp tận diệt như cào, quét lưới và đánh bắt vẹm có kích thước lớn.

Ở nhiều địa phương phía Nam, các vùng vịnh, cửa sông nước lợ ngư dân thường cắm cọc tre để ươm vẹm, vừa làm sạch môi trường nước, vừa làm thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản tại chỗ. Việc sinh sôi cũng như thương lái thu mua loài vẹm đen ở địa phương mở ra triển vọng mới cho ngư dân.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, trong những năm qua, bằng việc có những chính sách bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên vùng ngập nước ở hạ nguồn sông Ô Lâu cùng với việc thả tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái vùng quanh cửa sông Ô Lâu, đã tạo sự sinh sôi nhiều loài thủy sản nước lợ, ngọt có giá trị; qua đó giúp phát triển nghề khai thác, đánh bắt các loài thủy sản khu vực này, mang lại sinh kế bền vững cho ngư dân vùng cửa sông.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản
Return to top