ClockThứ Năm, 29/04/2021 08:19

Kim ngạch nhập khẩu gia tăng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

Nhiều mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất là cơ cấu hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Việt Nam nhập siêu 1,31 tỷ USD trong nửa đầu tháng 4Giảm thiểu rủi ro về nguồn gốc đảm bảo xuất khẩu gỗ bền vữngViệt Nam chưa cấp phép nhập khẩu vaccine COVID-19 của ModernaXuất nhập khẩu của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong quý I/2021

Trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp đã đóng góp đáng kể tạo nên kết quả xuất khẩu tích cực. Tuy nhiên theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nếu nhìn vào từng ngành cụ thể cho thấy kết quả có sự khác biệt. Cụ thể như những mặt hàng điện tử, hàng điện gia dụng và đồ gỗ nội thất…là những mặt hàng đang hưởng lợi cũng như có tác động tương đối tích cực do nhu cầu tăng cao ở thị trường khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.

Trong khi đó, ngành hàng dệt may, da giày khó khăn còn rất lớn, đặc biệt là tác động của việc đứt gãy chuỗi cung ứng thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ ở nguồn cung mà ngay trong cả các chuỗi vận hành chuỗi hoạt động logitics. “Điều đó cho thấy, tăng trưởng xuất nhập khẩu chung trong đó có nhóm ngành hàng công nghiệp đang có sự khác biệt, cần xem xét kỹ và có hỗ trợ kịp thời cho những ngành hàng bị tác động lớn bởi dịch bệnh”, ông Hải nói.

Nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hỗ trợ. Ảnh minh họa: KT

Trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu hơn 2 tỷ USD, song nhập siêu cũng gia tăng khá mạnh. Nguyên do là với sự phục hồi của sản xuất cũng như của thị trường, các nhóm hàng nguyên liệu cần thiết, đặc biệt là phục vụ cho các ngành hàng như đồ gỗ, nhựa, dệt may, da giày và linh kiện điên tử, linh kiện cho đồ điện gia dụng…vẫn đang là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất.

Phân tích về điều này, ông Hải cho rằng, Việt Nam nhập khẩu cơ bản vẫn là những mặt hàng nguyên liệu phục vụ cho các ngành hàng xuất khẩu và điều này thể hiện sự cân bằng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Về cơ cấu, mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất vẫn là cơ cấu hợp lý để Việt Nam có thể tiếp tục khuyến khích DN đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Tuy nhiên ông Hải cũng khuyến cáo, hoạt động thương mại trong bối cảnh hiện nay chịu tác động của rất nhiều các yếu tố bất ổn đến từ các biến động về mặt chính trị xã hội cho đến dịch bệnh, thiên tai, môi trường. Bởi vậy, việc nâng cao khả năng thích ứng và chịu đựng trước những tác động bất lợi của thị trường đến từ nhiều nguồn khác nhau là một yếu tố hết sức thiết yếu đối với các DN.

“Từ bài học của dịch Covid-19, các DN cũng cần phải lên phương án chủ động hơn nữa, toàn diện hơn trước những yếu tố bất ổn khác nhau để có thể giảm thiểu được thiệt hại cũng như vươn lên và nắm bắt được những cơ hội từ các yếu tố nguy cơ”, ông Hải cảnh báo.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Return to top