ClockThứ Ba, 15/11/2022 09:05

Lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng, cận kề mức 10%/năm

Lãi suất huy động tại một số ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng, cận kề mức 10%/năm.

Lãi suất tăng: Đừng để doanh nghiệp đơn độcDòng tiền “đổ” về ngân hàngNgân hàng lớn tăng mạnh lãi suất huy động, cao nhất lên gần 8%/năm

Khách hàng giao dịch tại VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa tăng lãi suất tiết kiệm cho các khoản tiền gửi nhỏ. Nếu như trước đây, khách hàng gửi tiền dưới 300 triệu đồng chỉ được áp dụng lãi suất từ 5,6-5,8%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và từ 5,7-5,9%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, thì nay lãi suất huy động cho kỳ hạn từ 1 đến 5 tháng đồng loạt chỉnh lên mức tối đa là 6%/năm, không phân biệt số tiền gửi.

Đối với kỳ hạn 6 tháng, khách hàng gửi dưới 10 tỷ đồng sẽ được áp dụng lãi suất từ 8,3-8,4%/năm trong khi trước đây, điều kiện hưởng lãi suất trên là gửi từ 50 tỷ đồng.

Tương tự, VPBank cũng tăng thêm từ 0,2-0,4%/năm cho các khoản tiền gửi nhỏ dưới 10 tỷ đồng tại các kỳ hạn 12, 24 và 36 tháng. Lãi suất tiết kiệm cao nhất tại VPBank hiện là 9%/năm, áp dụng cho khách hàng ưu tiên gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 18 tháng và không phân biệt số tiền gửi. Còn với khách hàng thông thường, lãi suất cao nhất là 8,9%/năm.

Trong khi đó, một ngân hàng lớn cũng vừa nâng lãi suất huy động cao nhất lên 8,2%/năm. Đây là mức lãi suất Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) áp dụng cho các khoản tiền gửi online từ 12 đến dưới 36 tháng. Với mức tăng cao hơn 0,8%/năm so với lãi suất gửi tại quầy, VietinBank đang trở thành ngân hàng áp dụng lãi suất cao nhất trong nhóm các ngân hàng có vốn Nhà nước.

Lãi suất tiền gửi online các kỳ hạn khác tại VietinBank cũng tăng mạnh: kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng được hưởng lãi suất 7,8%/năm, tăng 1,6%/năm so với cuối tháng trước; lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến 5 tháng nâng lên mức kịch trần 6%/năm.

Đáng chú ý, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), vốn có mức lãi suất niêm yết cao nhất hệ thống, đã tiếp tục tăng mạnh lãi suất tất cả các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, tiệm cận mốc 10%/năm.

Lãi suất huy động cao nhất tại ngân hàng này từ mức 9,3%/năm đã lên thành 9,75%/năm dành cho các kỳ hạn 13, 15, 18, 24 và 36 tháng. Lãi suất kỳ hạn từ 7 đến 12 tháng dao động từ 9,4-9,65%/năm. Kỳ hạn 6 tháng lãi suất hiện là 9,35%/năm.

Nhiều ngân hàng khác điều chỉnh biểu lãi suất huy động tiền gửi trong tháng này có thể kể đến như Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)...

Trong đó, Bac A Bank tăng lãi suất thêm từ 0,15-0,25%/năm với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, nâng lãi suất kỳ hạn 6-12 tháng lên thành 7,9-8,2%/năm; kỳ hạn 18-36 tháng thành 8,45%/năm. Lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng đều ở mức kịch trần quy định.

Còn tại BaoVietBank, mức điều chỉnh lãi suất dao động từ 0,1-0,75%/năm. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng được điều chỉnh lên 5,65%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 7,6%/năm. Lãi suất tiết kiệm cao nhất được BaoVietBank áp dụng là 8,2%/năm dành cho kỳ hạn 12 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.

Tại SHB, khách hàng gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 36 tháng sẽ được áp dụng lãi suất cao nhất là 9%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 8,7%/năm và kỳ hạn 6 tháng là 8,4%/năm...

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán SSI, nhiều ngân hàng đã nâng lãi suất huy động về lại vùng trước COVID-19, thậm chí cao hơn, với mức tăng lãi suất trung bình từ 3-4%/năm so với cuối năm 2021. SSI dự báo mặt bằng lãi suất huy động và cho vay có thể tiếp tục tăng thêm 0,5-1 điểm % trong 2 tháng cuối năm.

Đồng quan điểm, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng có khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng thêm lãi suất điều hành ít nhất 0,5-1 điểm % trong quý IV/2022 đến quý I/2023.

"Dư địa tăng tiếp lãi suất điều hành sẽ tùy thuộc vào diễn biến áp lực các yếu tố bên ngoài, lạm phát trong nước và áp lực mất giá của tiền đồng", VDSC nhận định.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

TIN MỚI

Return to top