ClockThứ Sáu, 03/04/2020 13:45

Liên kết sản xuất, vượt qua dịch bệnh

TTH - Dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, thủy sản. Ngành chức năng đang triển khai những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm tồn đọng và hướng đến sản xuất bền vững.

Tăng trưởng & phát triển bền vữngThực hiện tốt các chỉ đạo sẽ kiểm soát được dịch COVID - 19Tăng trưởng phải hợp lý, bền vững

Ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản

Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (QLCLNLTS, Sở NN&PTNT).

Ông có thể cho biết tình hình tiêu thụ và nguyên nhân tồn đọng các sản phẩm nông, thủy sản hiện nay trên địa bàn tỉnh?

Do ảnh hưởng chung của dịch bệnh COVID-19, hiện nay trên địa bàn tỉnh, các sản phẩm nông sản, thủy sản tồn đọng chủ yếu là tôm chân trắng 245 tấn, cá diêu hồng 44.000 con và gia cầm 80.000 con ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc.

Đối với tôm chân trắng, đây là vụ tôm nuôi cuối năm 2019, do nhu cầu tiêu thụ thị trường phía Bắc không cao, giá cả thấp (150.000 đồng kg/50 con) phụ thuộc nhiều vào thương lái thu mua. Các hộ nuôi có xu hướng đợi giá cao mới xuất bán. Hiện còn 14,1 ha với sản lượng 254 tấn tôm bán chậm, tập trung ở các địa phương Phong Hải, Điền Hòa và Điền Hương.

Hiện nay, tiêu thụ tôm trên cát với sản lượng rất ít, giá tiêu thụ rất thấp so với các năm. Cụ thể, giá bán các loại tôm 40 con/kg: 150.000 đồng, loại 50 con/kg: 135.000 đồng, loại 60 con/kg: 118.000 đồng.

Với cá diêu hồng, ngoài tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, đa số xuất khẩu tiểu ngạch chủ yếu qua Lào. Tuy nhiên hiện nay, phía Lào đã nâng cao yêu cầu chất lượng về hàng thủy sản nhập khẩu cần có nguồn gốc xuất xứ. Đa số các hộ nuôi cá diêu hồng hiện nay chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản nên gặp khó khăn trong việc xuất khẩu do không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ nên sản phẩm cá bị tồn đọng nhiều.

Từ năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, giá cả gia cầm ổn định, ít dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh nên nhiều hộ chăn nuôi lợn đã đầu tư, chuyển đổi sang nuôi gia cầm (gà, vịt) làm số lượng gia cầm tăng nhanh. Tổng đàn gia cầm hiện nay là 3,2 triệu con gà, 800.000 con vịt.

Mặt khác, thị trường giá thịt lợn dần ổn định tiệm cận mức 70.000 đồng/kg (tương đương với giá cả trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi) nên nhu cầu thịt lợn của người tiêu dùng tăng, nhu cầu thịt gia cầm giảm nên sản phẩm gia cầm bị tồn đọng.

Trong tiêu thụ sản phẩm nông, thủy sản, người ta thường nói đến chuỗi liên kết sản xuất. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành nên những chuỗi liên kết nào và tình hình, hiệu quả của chuỗi liên kết đó ra sao?

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thì cả người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng đều được hưởng lợi. Để hình thành một chuỗi, từ nơi sản xuất ban đầu đến nơi bày bán phải được kiểm tra chứng nhận và giám sát liên tục không thể bỏ qua một công đoạn nào và có thông tin truy xuất nguồn gốc các công đoạn. Thiếu một mắt xích trong đó thì không thể công bố xác nhận chuỗi.

Từ 2017 đến nay, Chi cục QLCLNLTS tăng cường hỗ trợ xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng cho sản xuất, tạo niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Ông có thể nói cụ thể hơn?

Đơn vị đã hỗ trợ, kiểm tra, giám sát và cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi cho 17 sản phẩm các loại tại 6 điểm bày bán cho 11 chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh gồm: gạo thơm (BT7), gạo dẻo (DT39-QL), gạo hàm hương (J02-QL), gạo Japonica, gạo HV1, thịt lợn, chà bông, rau muống, cải xanh, dưa leo, bưởi da xanh, thịt gà, chuối, trứng gà. Tuy nhiên, do 3 chuỗi đã thay đổi địa điểm bày bán nên đã tạm thời thu hồi giấy chứng nhận của 3 sản phẩm: chuối, thịt gà, trứng gà.

Bên cạnh đó, thí điểm ứng dụng Tem điện tử QR code vào 14 sản phẩm nông sản (gạo, rau, thịt) bày bán có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc từ khâu sản xuất ban đầu đến khâu bày bán gồm 6 sản phẩm Công ty TNHH MTV Hữu cơ Quế Lâm và 8 sản phẩm Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt.

Nhìn chung, các chuỗi sau khi được hình thành đã giúp người sản xuất, người kinh doanh, phân phối và người tiêu dùng liên kết được với nhau. Sản phẩm trong chuỗi có chất lượng tốt, được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thường xuyên về an toàn thực phẩm và tiêu thụ ổn định.

Điển hình là chuỗi chuối già lùn A Lưới bán vào hệ thống siêu thị Big C miền Trung – Tây Nguyên với số lượng 16 tấn chuối/tháng; chuỗi gà nướng, gà sống của hộ chăn nuôi Vũ Văn Tú (phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy) tiêu thụ 3.500 con gà/ tháng...

Dịch bệnh liên tục (hiện nay là COVID-19) đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Điều đó cho thấy những điểm yếu cố hữu là thiếu chuỗi liên kết tiêu thụ, chế biến sâu?

Để giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản lâu dài cần chú trọng xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản, khuyến khích DN, HTX, tổ chức và cá nhân mở thêm nhiều điểm bày bán sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, khó khăn trong việc xây dựng chuỗi liên kết hiện nay là các nguyên nhân: Nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của một số cơ sở chưa đúng mức; quy mô sản xuất, kinh doanh của các cơ sở còn nhỏ lẻ, hộ gia đình. Mối liên kết của nhiều tác nhân trong chuỗi (sản xuất ban đầu, sơ chế, thu mua, chế biến, cửa hàng bày bán…) chưa chặt chẽ, thiếu bền vững.

Các thủ tục đăng ký không tốn phí. Tuy nhiên phần kinh phí phân tích mẫu giám sát ban đầu trước xác nhận chuỗi do cơ sở tự chi trả hoặc nhà nước hỗ trợ còn hạn chế. Chi phí phân tích mẫu cao/giá thành sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm nên không khuyến khích được nhiều DN, HTX và cơ sở tham gia hoặc tham gia rất hạn chế một vài sản phẩm chủ lực.

Ví dụ: chi phí phân tích đa dư lượng một mẫu rau, củ, quả (khối lượng 1 kg) khoảng 4,5 triệu đồng, nhưng giá bán niêm yết chỉ khoảng 40.000 đồng/kg- 50.000 đồng/kg.

Ngành đã có những giải pháp, khuyến cáo gì với nông dân?

Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các chi cục chuyên ngành xây dựng, hỗ trợ xác nhận và giám sát sản phẩm an toàn theo chuỗi và công khai sản phẩm đã được xác nhận tại nơi bày bán; tăng cường xây dựng các điểm sản xuất thịt, rau an toàn. Khuyến khích các tác nhân trong chuỗi tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử qua các kênh zalo, kinh tế hợp tác... để quảng bá sản phẩm nhanh chóng đến người tiêu dùng, gia tăng mối liên kết trong chuỗi.

Chúng tôi cũng phối hợp đào tạo tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ địa phương; thông tin, tuyên truyền về công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (đăng tin trên sóng truyền thanh, truyền hình, in phát tờ rơi, khẩu hiệu…). Tuyên truyền vận động các đối tượng động lực (DN, HTX, cơ sở kinh doanh, phân phối) chủ động liên kết, hỗ trợ các tác nhân còn lại liên kết tạo các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn và mở thêm các địa điểm bày bán nông sản trong chuỗi...

Điều đó có nghĩa là sản xuất sạch gắn với chuỗi liên kết sẽ là mô hình dài lâu mà ngành nông nghiệp hướng đến phải không, thưa ông?

Đúng vậy! Ngành nông nghiệp tiếp tục hình thành các vùng sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; hỗ trợ các DN, cơ sở sản xuất, chế biến quy mô lớn xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn HACCP, ISO... Phối hợp các huyện, thị xã và TP. Huế tăng cường vận động các hộ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT.

Kết nối với DN để thu mua sản phẩm, tạo tiền đề cho việc thực hiện mô hình sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh. Giới thiệu các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tham gia hội chợ hàng nông sản an toàn thực nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, gian lận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn.

Xin cảm ơn ông!

HÀ NGUYÊN (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Ba cây chụm lại...

Câu chuyện về liên kết để phát triển được nhắc đến khi cách đây khoảng hơn 20 năm, 3 địa phương gồm Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế chủ động ký kết hợp tác phát triển du lịch với chủ đề: “Ba địa phương - một điểm đến”. Và rồi mới đây, hội thảo “Phát triển bền vững du lịch miền Trung trong bối cảnh mới” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức, cũng đã thảo luận chính sách, đưa ra các định hướng liên kết và giải pháp chung về phát triển du lịch vùng.

Ba cây chụm lại
Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách

Nhờ được vay vốn chính sách để tập trung phát triển nghề làm ruốc, nước mắm, gia đình bà Bùi Thị Vấn (thôn Cự Lại Trung, xã Phú Hải, Phú Vang) ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên làm giàu, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động trên địa bàn.

Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách

TIN MỚI

Return to top