ClockThứ Ba, 16/02/2021 06:27

Mở rộng sản phẩm dịch vụ & du lịch về đêm

TTH - Cùng với công tác chỉnh trang đô thị, đa dạng các sản phẩm dịch vụ, du lịch về đêm và xây dựng không gian văn hóa sáng tạo sẽ tạo cơ hội cho du khách có thêm nhiều trải nghiệm thú vị trong tour du lịch tham quan Huế, góp phần phát huy giá trị văn hóa của vùng đất Cố đô.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đầm phá gắn với phát triển du lịchHoàn thiện sản phẩm dịch vụ, du lịch về đêmTạo đột phá trong phát triển dịch vụ, du lịch, thương mại

Hình thành các tuyến đường đi bộ, đạp xe dọc hai bờ sông Hương kết nối với cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, phố cổ Gia Hội là mục tiêu của thành phố trong năm 2021

Nhiều điểm đến

Năm 2020, diện mạo đô thị Huế đổi thay theo hướng hoàn thiện hạ tầng và phát triển không gian văn hóa, điểm nhấn là không gian hai bờ sông Hương, khu vực xung quanh Đại Nội và các tuyến đường đi bộ vốn có. Để khai thác tiềm năng và phát huy thế mạnh, thành phố xây dựng đề án “Phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, được HĐND TP. Huế phê duyệt vào cuối năm 2020.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế - Trần Song, phát triển kinh tế về đêm là hoạt động mang tính điểm nhấn du lịch, góp phần đưa du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, đồng thời xây dựng Huế trở thành đô thị di sản quốc gia theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”. Hoạt động này nhằm khai thác, tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; tạo ra các điểm nhấn cho hoạt động, góp phần đưa du lịch, dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn theo các định hướng, phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược, quy hoạch của tỉnh và thành phố.

Khởi đầu của đề án là nâng cao chất lượng phố đi bộ Chu Văn An-Phạm Ngũ Lão-Võ Thị Sáu, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu trải nghiệm các loại hình văn hóa nghệ thuật đường phố, thưởng thức ẩm thực và mua sắm hàng lưu niệm. Hình thành tuyến đi bộ hai bên bờ sông Hương kết nối cầu Trường Tiền; trong đó, cầu Trường Tiền thành tuyến đi bộ vào các ngày cuối tuần; không gian cồn Dã Viên khép kín với đầy đủ tiện ích từ hạ tầng đến dịch vụ phục vụ du khách và người dân tản bộ, đạp xe trải nghiệm, thưởng ngoạn với chủ đề “Đêm sông Hương”.

Sau khi đầu tư nâng cấp các tuyến đường xung quanh Đại Nội, như Lê Huân, Đoàn Thị Điểm, 23 Tháng 8, thành phố sẽ hình thành phố đi bộ khu vực xung quanh Hoàng thành Huế với chủ đề “Đêm Hoàng Cung” giúp du khách khám phá sâu về giá trị văn hóa đêm; tuyến đi bộ, đạp xe trải nghiệm xung quanh Hộ Thành Hào, Thượng Thành, đường Chương Dương. Ngoài ra, sẽ hình thành không gian trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật, các dịch vụ tiện ích tại các tuyến đường đi bộ, công viên dọc hai bờ sông Hương và thưởng ngoạn hệ thống đường thủy nội, ngoại thành.

Khu vực chợ đêm kết hợp ẩm thực tại bến xe Đông Ba sẽ triển khai trong năm 2021, trong đó các không gian ẩm thực tại cụm tuyến đường quanh khu vực cầu Gia Hội, Trương Định sẽ tổ chức không gian ẩm thực ba miền… Một số điểm đến về đêm cũng được tổ chức, như hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ, chợ du lịch, các điểm bán hàng lưu niệm, đặc sản Huế ở các tuyến đường xung quanh Hoàng Thành; trung tâm giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đặc sản Huế tại 15 Lê Lợi…

Để triển khai đề án, thành phố tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế đêm, hoàn chỉnh hạ tầng đô thị, các tuyến phố đi bộ và các tuyến phố thương mại; xây dựng hệ thống vệ sinh công cộng tại các công viên, điểm du lịch đạt chuẩn, hệ thống wifi, hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải; hạ tầng thu gom và lưu giữ chất thải rắn… Một trong những vấn đề quan trọng đó là ưu tiên bố trí quỹ đất để hình thành hệ thống giao thông tĩnh, điểm đậu đỗ xe, các trung tâm thương mại; chỉnh trang các bến xe bến thuyền, điểm đến để quảng bá du lịch.

Chương trình Countdown đón năm mới tại TP. Huế được du khách, công chúng đón nhận 

Xây dựng không gian văn hóa sáng tạo

Để quảng bá và khai thác tiềm năng du lịch, thành phố xây dựng không gian văn hóa sáng tạo giúp du khách, người dân tham gia khám phá và trải nghiệm những sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể như nghệ thuật dân gian, ca nhạc, hội họa; các lễ hội, làng nghề, ẩm thực, bảo tàng, lối sống, phong tục tập quán của người Huế…

Theo Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế - Đồng Sĩ Toàn, sau khi đầu tư chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương, thành phố, hình thành không gian văn hóa sáng tạo tại các công viên dọc hai bờ sông Hương, trong đó dòng sông Hương là chủ đạo với hệ thống các công viên và tuyến đường đi bộ dọc hai bờ sông. Không gian này sẽ hình thành tuyến đi bộ, đạp xe đạp kết nối cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, phố cổ Gia Hội và không gian cồn Dã Viên với đầy đủ tiện ích đô thị đến dịch vụ phục vụ du khách và người dân đi tản bộ, đạp xe đạp trải nghiệm.

Để tạo ra không gian đi bộ trải nghiệm, thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng tuyến phố đi bộ hiện hữu (Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu), đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, tạo thành khu trải nghiệm các loại hình văn hóa nghệ thuật đường phố, thưởng thức ẩm thực dân gian Huế và mua sắm hàng lưu niệm. Để tạo thêm nhiều điểm đến về đêm, thành phố xây dựng không gian sáng tạo văn hóa tại các tuyến đường quanh hoàng thành Huế nhằm hình thành tuyến phố đêm mang đậm nét văn hóa Hoàng Cung- Đại Nội về đêm, giúp du khách khám phá sâu về các giá trị văn hóa Huế.

Với mục tiêu xây dựng Huế trở thành Kinh đô ẩm thực và níu chân du khách, sẽ hình thành không gian ẩm thực Huế, bao gồm cụm tuyến đường quanh khu vực cầu Gia Hội như Chương Dương, Huỳnh Thúc Kháng, Bạch Đằng, phố cổ Gia Hội... tạo điều kiện để du khách được trải nghiệm ẩm thực Huế, thưởng thức các món ăn hải sản tươi sống và ẩm thực dân gian, đồng thời hình thành không gian trải nghiệm sông Hương và sông Ngự Hà. Tại đây, sẽ tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, hoạt động ca Huế hay các hoạt động sân khấu thực cảnh…

Năm 2021, đề án triển khai ở khu vực chợ đêm Đông Ba, trong đó sẽ kết nối đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu với các không gian phụ cận và đường đi bộ phía Nam Sông Hương; tổ chức phố đêm Lê Huân - Đặng Thái Thân - Đoàn Thị Điểm; phố ẩm thực đêm Trương Định… Giai đoạn 2022 - 2025 sẽ hoàn thiện sản phẩm “đêm Sông Hương” với không gian đi bộ hai bờ sông Hương, tổ chức đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu với cầu Trường Tiền, chợ đêm Đông Ba và công viên Thương Bạc…

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

TIN MỚI

Return to top