ClockThứ Tư, 30/03/2022 06:00

Mới lạ mô hình nuôi ốc bươu đen

TTH - Tập tành thử nghiệm ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường, Đặng Tài Thi (Quảng An, Quảng Điền) đã thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen, mang lại nguồn sinh kế mới và ổn định.

Tư vấn sinh kế cho lao động khó khăn về từ vùng dịchTạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đặng Tài Thi kiểm tra tốc độ sinh trưởng của ốc

Khác với ốc bươu vàng là loài ngoại lai phá hoại mùa màng, ốc bươu đen, hay còn gọi là ốc bươu ta là loài có giá trị cao về mặt kinh tế cũng như dinh dưỡng, thường sinh sống ở các vùng ao hồ nước ngọt, đồng ruộng. Tuy nhiên, do tình trạng ruộng đồng ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu cũng như sự xâm lấn của ốc bươu vàng, các loài thiên địch, ốc bươu đen ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm. “Năm 2017, khi còn là sinh viên Khoa Thủy sản, Trường ĐH Nông Lâm Huế, mình đã nghĩ đến mô hình này và bắt tay vào nuôi thử nghiệm”, Thi cho biết.

Học hỏi kinh nghiệm, sẵn ao đất rộng 100m2, Thi lùng bắt ốc bươu đen ở ruộng gần nhà mang về thả. Sau một thời gian nuôi và cho sinh sản, số lượng ốc tăng lên 5.000 con. Đến năm 2020, Đặng Tài Thi mạnh dạn mở rộng ao nuôi, nâng diện tích mặt nước lên 500m2, quyết tâm làm giàu từ loại ốc này. Thi nói: “Nuôi ốc bươu đen tuy khá nhàn và hiệu quả cao, nhưng cũng cần lưu ý nhiều vấn đề. Đó là thiên địch, thức ăn cho ốc, đảm bảo nhiệt độ, môi trường ao nuôi cũng như cách ấp trứng, ươm ốc con và cho sinh sản”.

Ốc bươu đen có rất nhiều thiên địch, từ chim bìm bịp, gà, vịt, ngan, ngỗng, chuột đến lươn, cá rô, cá chép. Bởi thế, việc bảo vệ môi trường ao nuôi tránh khỏi các đối tượng trên là vô cùng quan trọng. Về nguồn thức ăn, tuy là loài ăn tạp song các loại mướp, bầu bí, khoai môn, thủy sinh như bông súng, rong rêu, bèo tấm đều phải đảm bảo sạch, không có hóa chất.

Sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch, trung bình mỗi cặp ốc bố mẹ sau khi ghép đôi sẽ đẻ 2 tổ trứng/mỗi tháng, mỗi tổ trung bình từ 70 – 150 trứng. Ngoài tạo môi trường cho ốc sinh sản (bằng các loài thủy sinh, khoai môn mọc ven bờ), cần phải thu trứng đúng thời điểm, tránh tình trạng trứng bị ngập nước dẫn đến ung thối. Đặng Tài Thi nói: “Mình đã thử so sánh ấp trứng và để trứng nở tự nhiên. Trong môi trường tự nhiên, trứng nở chỉ đạt tỉ lệ 5 – 10%, nhưng khi can thiệp ấp nở thì tỉ lệ trứng nở đạt đến trên 90%”.

Trung bình từ khi đẻ, sau 20 ngày trứng sẽ nở. Khi được chăm sóc đúng cách, từ 4 – 5 tháng là có thể bán ốc thương phẩm với khối lượng đạt từ 25 – 30 con/kg. Hiện tại, ốc bươu đen cung không đủ cầu bởi thị trường khan hiếm, giá bán mỗi kg ốc thương phẩm dao động từ 90 – 100 nghìn đồng. Ốc con 400 đồng/mỗi con và trứng ốc có giá từ 1 – 1,2 triệu đồng/kg.

Chàng trai sinh năm 1994 còn cải tạo ao nuôi, phát triển ốc thương phẩm bằng mô hình nuôi trên ao bạt chống thấm. Anh phân tích: “Cùng một diện tích mặt nước nhưng với ao bạt, mình có thể kiểm soát chất lượng nước đầu vào cũng như xử lý chất thải của ốc, hạn chế bệnh do ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, số lượng ốc trên cùng một đơn vị ao nuôi cũng tăng lên rất lớn, mật độ có thể đạt gấp đôi so với ao bùn tự nhiên”.

Thời gian tới, ngoài mở rộng thêm quy mô ao nuôi, Thi còn kết hợp nuôi ốc bươu đen với các loài lưỡng cư. Hiện tại, ốc bươu đen thương phẩm, trứng và ốc giống của Thi được cung ứng cho thị trường các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Ông Đặng Công Nhật Viễn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng An, cho biết: “Nuôi ốc bươu đen là mô hình mới mẻ và cho hiệu quả cao tại địa phương. Ngoài mang đến thu nhập ổn định, anh Đặng Tài Thi còn hỗ trợ, tư vấn phương pháp nuôi và kỹ thuật ao nuôi cho nông dân muốn học hỏi và thử sức với mô hình này tại Phú Vang, Phong Điền. Đây là hướng đi mới mà Hội Nông dân rất ủng hộ và luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện để bà con nông dân phát triển kinh tế, đa dạng hóa vật nuôi cũng như tận dụng lợi thế ao, hồ tại địa phương”.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế

Phường Đông Ba (TP. Huế) có 21 hộ nghèo. Để thực hiện lộ trình đến cuối năm 2025 xóa 7 hộ nghèo, Mặt trận và các đoàn thể phường đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung hỗ trợ các mô hình sinh kế, góp phần chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế

TIN MỚI

Return to top