ClockThứ Sáu, 05/04/2024 11:47

“Năng lượng” mới

TTH - Cuối tuần này sẽ diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch đô thị chung Thừa Thiên Huế đến năm 2045, định hướng đến năm 2065. Đây được xem là dấu mốc trong hành trình xây dựng Thừa Thiên Huế khởi đầu một giai đoạn phát triển bền vững với chiến lược đánh thức nguồn “năng lượng” mới.

Đô thị Huế hiện đại & hành trình phát triển - Kỳ 1: Thành phố bên bờ sông HươngMở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 1: Hiến kế cho quy hoạch

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (giữa) trao đổi quy hoạch chiến lược ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô 

Nguồn năng lượng đó được nhận diện là vị thế, vai trò, vị trí địa lý...; tiềm năng từ cơ sở vật chất và giá trị tinh thần của vùng đất, con người ở Cố đô Huế. Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế được làm rất kỹ lưỡng để có thể nhận diện được hết những “nguồn năng lượng” và vạch ra đường hướng khai thác, phát huy hiệu quả cao, bền vững nhất. Sau quy hoạch, điều được nhiều người quan tâm là bước đi kế tiếp trong việc hiện thực hóa quy hoạch để đạt được nhiều mục tiêu lớn, dù có những bước đi theo lộ trình, nhưng mục tiêu trước mắt là Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Tại thời điểm này, Thừa Thiên Huế đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực để chạm đích theo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, không nên quá chú trọng vào những mục tiêu chỉ mô tả bằng con số, mà là sự chuyển động của cả “đoàn tàu” trên hành trình phát triển; trong đó nguồn năng lượng mới phải trở thành “động cơ” chính.

Nguồn “năng lượng” mới đó là gì? Nói như Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương trong các hội nghị, diễn đàn gần đây, ngoài nền tảng, tiềm năng, lợi thế, vị thế đặc biệt, riêng có, Thừa Thiên Huế đã phát huy nội lực và huy động tối đa nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư. Những kết quả đạt được đến thời điểm này là ghi nhận sự hiệp lực của đội ngũ cán bộ ban, ngành địa phương; trong đó phải kể đến người đứng đầu dám làm và dám chịu trách nhiệm đã lan tỏa khát vọng mạnh mẽ. Nói rộng hơn là sự đồng tâm, hiệp lực của cả hệ thống chính trị, người dân đã vào cuộc để “tạo nền” và tiếp tục tạo thêm nguồn năng lượng cho thời gian đến, với mục tiêu mới, giai đoạn mới cho Thừa Thiên Huế.

Nhiều nhà đầu tư đang đến với cảng Chân Mây 

Điều thứ nữa trong nhiều nguồn năng lượng tạo động lực phát triển cho Thừa Thiên Huế, nhiều tập đoàn, DN trong đó có  nhiều “sếu đầu đàn”, như Nhà máy bia Huda Huế; Laguna Lăng Cô, Scavi… đã ghi dấu ấn bằng đóng góp nguồn thu ngân sách và con số giải quyết việc làm cho lao động địa phương trong hàng chục năm nay. Gần đây, Thừa Thiên Huế đón thêm nhiều, doanh nghiệp, tập đoàn được xem là “đại bàng” như: Công ty cổ phần Kim Long Motors Huế (Kim Long Motors Huế) đầu tư giai đoạn 1 tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô với diện tích hơn 160ha, vốn hơn 3.330 tỷ đồng; DA đầu tư hạ tầng KCN Gilimex với tổng vốn trên 2.600 tỷ đồng, diện tích hơn 460ha tại TX. Hương Thủy; Trung tâm thương Aeon Mall Huế… Trong số này nhiều người kỳ vọng vào Aeon Mall Huế vì nó có tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng trên diện tích hơn 8,6ha nằm phía đông TP. Huế. Aeon Mall là trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp có quy mô lớn nhất miền Trung, hiện chuẩn bị vào giai đoạn hoàn thiện đi vào hoạt động tháng 9/2024 sẽ tạo một không gian mua sắm, vui chơi, giải trí hiện đại, tiện nghi, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Huế và khách du lịch. Aeon Mall Huế cũng tạo ra nhiều việc làm, thu hút đầu tư, phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch... góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH không riêng tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn cả khu vực miền Trung, góp phần tạo hình ảnh, vị thế của Thừa Thiên Huế trên bản đồ kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trước mắt, Thừa Thiên Huế đang có những “đại bàng” như vậy, thì phải tạo điều kiện cho nó càng lớn mạnh, từ đó sinh ra nhiều đại bàng khác. Các DN ở Thừa Thiên Huế có cơ hội hợp tác với Kim Long Motors Huế, Aeon Mall Huế hay vào sản xuất, kinh doanh tại KCN Gilimex thì cần khuyến khích để cộng sinh phát triển, từ đó tiếp tục thu hút doanh nghiệp mới về với Huế, tạo nguồn thu lớn, bền vững cho địa phương.

Gìn giữ, phát huy những nguồn năng lượng tích cực cho quá trình phát triển là định hướng dễ thấy nhưng có lúc sẽ gập ghềnh. Tuy nhiên, khi một lộ trình mới được mở ra, với những tín hiệu tích cực từ sự chuyển động, không thể không kỳ vọng về những điểm đến tươi sáng phía trước, với tinh thần lan tỏa khát vọng mạnh mẽ.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024

Từ mờ sáng 21/4, Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024 do Báo VnExpress phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức, được chính thức khởi tranh tại TP Huế thơ mộng.

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top