ClockThứ Năm, 05/05/2022 17:45

“Nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục tốt”

TTH.VN - Đó là đánh giá của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại buổi họp thường kỳ tháng 4 của UBND tỉnh diễn ra chiều 5/5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Chính phủ thường kỳ tháng 4Kết nối chuyên sâu lĩnh vực nông nghiệp - ẩm thựcKhai mạc Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiThủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng BaĐốc thúc triển khai các dự án, nỗ lực giải ngân cao nhất

Hỗ trợ doanh nghiệp, giải ngân vốn đầu tư công vẫn là nhiệm vụ trọng điểm trong thời gian tới

Công nghiệp - dịch vụ khởi sắc 

Báo cáo kinh tế - xã hội tháng 4 do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui trình bày cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, thương mại dịch vụ có xu hướng phục hồi tích cực. Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu, trong tháng 4 ước đạt 104 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ; tính chung 4 tháng ước đạt 399,7 triệu USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ và đạt 35,4% kế hoạch; kim ngạch nhập khẩu đạt 257,1 triệu USD, tăng 20,4% so cùng kỳ và đạt 42,3% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội cũng tăng 4,8% so với cùng kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 ước tăng 6,96% so với cùng kỳ.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã cấp phép cho 10 dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 1.439 tỷ đồng; trong đó, có 1 dự án FDI với vốn đăng ký 575 tỷ đồng. Tính đến 30/4, có 289 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 2.301 tỷ đồng, tăng 23% về lượng và tăng 26% về vốn so với cùng kỳ; số doanh nghiệp hoạt động trở lại 271 doanh nghiệp, tăng 84 doanh nghiệp; giải ngân vốn đầu tư công 932,128 tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch…

Đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp, từ khi thành lập tổ công tác hỗ trợ đầu tư đến nay, UBND tỉnh đã ban hành 6 thông báo kết luận để tập trung chỉ đạo, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 187 dự án ngoài ngân sách và 118 dự án trong ngân sách.

Mặc dù vậy, lĩnh vực du lịch và nông-lâm-ngư nghiệp vẫn còn gặp khó khăn. Riêng ngành du lịch phục hồi chậm, lượng khách có xu hướng giảm, ước đạt 428 nghìn lượt, giảm 5,8% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế 7,7 nghìn lượt, giảm 29%.

Từ ngày 31/3 đến 3/4, xuất hiện mưa lớn trên diện rộng khiến nhiều diện tích lúa, rau màu bị ngập úng và thiệt hại; trong đó diện tích lúa bị ngập úng khoảng 20.800ha/28.193ha (có hơn 17.700 ha ngập trên 70%); diện tích các cây trồng khác bị ngập úng khoảng 2.330 ha; cây ăn quả bị ngập úng 60 ha. “Đợt mưa vừa qua khiến 7.800 ha lúa bị đổ ngã, ảnh hưởng đến năng suất. Chúng tôi đang chỉ đạo các địa phương hỗ trợ nông dân, theo dõi thời tiết để có kế hoạch thu hoạch lúa hợp lý, đồng thời đề nghị Trung ương hỗ trợ 1.500 tấn giống”, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Đình Đức chia sẻ tại buổi họp.

Các địa phương hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa gãy đổ sau đợt mưa lớn vừa qua

Hỗ trợ nông dân & đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, song vẫn còn nỗi lo làn sóng các đợt dịch bệnh vẫn còn xảy. Do vậy, các cơ quan liên quan cần tiếp tục rà soát để tiêm vắc xin cho người dân.

Đối với những lĩnh vực đang gặp khó khăn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cần có các giải pháp hỗ trợ. “Trước những khó khăn của nông dân trong những ngày qua, Sở NN & PTNT tiếp tục theo dõi, chỉ đạo sản xuất, thu hoạch lúa và các loại cây trồng vụ đông xuân 2021-2022. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện, nhất là các loại giống để triển khai sản xuất vụ hè thu năm 2022”, ông Phương nhấn mạnh.

Tại cuộc họp lần này, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục đôn đốc các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đối với các dự án trọng điểm sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách, cần tiếp tục tập trung hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đã được chấp thuận đầu tư (30 dự án), sớm khởi công. Hỗ trợ để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 19 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; hỗ trợ lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư 29 dự án đã phù hợp quy hoạch và trình phê duyệt kế hoạch hỗ trợ cho 103 dự án đang lập thủ tục quy hoạch.

Với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, phải tập trung vào các giải pháp như, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án giải ngân tốt, còn thiếu vốn; xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng hợp đồng; tổ chức giao ban định kỳ 10 ngày 1 lần với các chủ đầu tư về tình hình thực hiện các dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công.

Hiện nay, tỉnh đang thực hiện mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế và phục hồi, kích cầu du lịch. Trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi chậm, ông Nguyễn Văn Phương chỉ đạo ngành du lịch phải có kế hoạch xúc tiến, quảng bá mạnh mẽ hơn. Theo đó, trước mắt cần chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức thành công chùm Lễ hội mùa hạ trong Festival Huế 2022. “Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đảm bảo tính sẵn sàng trong công tác xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư, nhất là đầu tư FDI khổng chỉ góp phần giúp kinh tế tăng trưởng mà còn góp phần tạo điều kiện để khách du lịch nước ngoài đến Huế”, ông Phương nhìn nhận.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI
Return to top