ClockThứ Ba, 29/03/2022 09:55

Nền kinh tế duy trì đà hồi phục, GDP trong quý 1 tăng trưởng 5,03%

Bức tranh kinh tế-xã hội trong quý 1 với gam màu sáng đã cho thấy Chương trình phục hồi và phát triển của Chính phủ đã phát huy tác động, qua đó tạo động lực khôi phục và phát triển.

GDP có thể đạt 6,3% năm 2022Nền kinh tế thế giới sẽ vượt mốc 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022Rà soát ngay các điểm nghẽn trong đầu tư công

Theo báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội quý 1 của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 đã tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của cùng kỳ năm 2021 và 3,66% cùng kỳ năm 2020, song con số này vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý 1/2019.

Trong đó, khu vực nông-lâm nghiệp-thủy sản tăng 2,5%, đóng góp 5,8% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,4%, đóng góp 51%; khu vực dịch vụ tăng 4,6%, đóng góp 43%.

Về sử dụng GDP quý 1, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, tích lũy tài sản tăng 3,2%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 5,1% và nhập khẩu tăng 4,2%.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Báo cáo đánh giá kinh tế-xã hội trong nước của 3 tháng đầu năm diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn duy trì đà hồi phục, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu được khơi thông. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và Ukraina đã tạo ra cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến hàng triệu người và là cú sốc ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng toàn cầu. Do vậy, giá các loại hàng hóa trên thị trường thế giới tăng phi mã, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng đã "leo thang" mạnh nhất kể từ năm 2011. Điều này đã tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu. Trên cơ sở đó, những dự báo gần đây của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đều đã giảm hơn so với các dự báo đưa ra trước đó.

Song, nội dung báo cáo nhấn mạnh về quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế trong nước để không lỡ nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới đồng thời đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII, ngày 30/1; Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội; Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của nhân dân cả nước và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp là động lực thúc đẩy Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ đã phát huy tác động, hiệu quả, tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Nhờ đó, kết quả kinh tế-xã hội của cả nước trong ba tháng đầu năm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Cụ thể, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, một số ngành ghi nhận những đóng góp lớn trong “bức tranh chung,” như hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,8%; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,1%; ngành bán buôn và bán lẻ tăng gần 3%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 1,8%.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top