ClockThứ Ba, 27/06/2023 12:56

Nhiều yếu tố môi trường bất lợi cho thủy sản nuôi

TTH.VN - Đó là kết quả quan trắc, phân tích mẫu nước của cơ quan chức năng trong thời gian qua.

Phát triển thủy sản còn gập ghềnh - Kỳ 2: Đưa giá trị xuất khẩu mỗi năm đạt 70 - 100 triệu USDNắng nóng, môi trường nuôi bất lợi cho thủy sản

leftcenterrightdel
Kiểm tra, quan trắc môi trường nước  

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 27/6, kết quả phân tích mẫu nước thời gian qua tại Thuận An và Lăng Cô của Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc, nguồn nước cấp tại Lăng Cô có độ mặn cao hơn ngưỡng phù hợp cho nuôi tôm nước lợ; mật độ coliform tổng số trong nước cao hơn 6,8 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nguồn nước cấp tại Thuận An có hàm lượng S2- và mật độ Vibrio tổng số cao hơn 1,2-1,6 lần so với ngưỡng phù hợp cho nuôi tôm nước lợ. Chỉ số WQI ở điểm quan trắc Lăng Cô ở mức xấu.

Tuy nhiên, các thông số nhiệt độ, pH, DO, độ kiềm, N-NH4, N-NO2, P-PO4, COD có giá trị phù hợp cho nuôi tôm nước lợ; không phát hiện tảo độc và VpANPND trong nguồn nước cấp. Chỉ số WQI ở điểm quan trắc tại Thuận An đạt mức rất tốt.

Trong khi đó, các thông số môi trường tại các điểm cấp nước cho vùng nuôi trồng thủy sản đầm phá, ven biển tập trung và vùng nuôi cá lồng trên các sông đều nằm trong giới hạn cho phép để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nhiệt độ các điểm đều tiệm cận ngưỡng giới hạn cao (33 0C), thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài nên các hộ nuôi cần lưu ý khẩu phần và chế độ ăn hợp lý theo kích cỡ, mật độ các loại thủy sản nuôi; giảm 15 - 30% thức ăn trong những ngày nắng nóng, kết hợp tăng cường bổ sung vitamin C, khoáng vi lượng; sử dụng men tiêu hóa trộn vào thức ăn cho tôm cá để tăng sức đề kháng, giúp tôm lột xác đồng loạt và nhanh cứng vỏ.

Người nuôi cần sử dụng các loại chế phẩm sinh học định kỳ 10 - 15 ngày/lần để xử lý nước và đáy ao nuôi (sử dụng các sản phẩm cần lưu ý phải nằm trong danh mục cho phép được lưu hành, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản)...

Tin, ảnh: THẾ HƯỚNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”

TIN MỚI

Return to top