ClockThứ Sáu, 05/07/2024 06:03

Những “mắt xích” phát triển liên vùng - Kỳ 1: Kết nối, thúc đẩy phát triển

TTH - Khác với trước, đến thời điểm này hệ thống hạ tầng giao thông đang đầu tư khớp nối đồng bộ, các không gian phát triển được định hình rõ nét. Đây chính là tiền đề để các cấp, ngành, địa phương xây dựng các kế hoạch thực hiện hiệu quả các quy hoạch tỉnh vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thu hút du khách từ lễ hội: Còn nhiều việc phải làmThay đổi diện mạo cho sản phẩm truyền thốngChâu Á - Thái Bình Dương: ADB ký cam kết mới giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050, hành lang phía Đông với các huyện, thị xã, thành phố đồng bằng ven biển của Thừa Thiên Huế sẽ phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch biển.

 Cầu Tam Giang trên “cung đường vàng” nối TP. Huế với các xã vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền

Những “cung đường vàng” phía Đông

Chừng hơn 15 năm trước, mỗi khi về công tác ở các xã vùng biển, những viên chức ở Huế phải chuẩn bị phương tiện kỹ lưỡng vì đường sá cách trở. Những cung đường này đâu có xa, chỉ 30 - 40km nếu như từ Huế về Khu 3 Phú Lộc, hay ra Phong Hải, Điền Hải (Phong Điền); hoặc Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền). Tôi còn nhớ vào dịp 2004, một đồng nghiệp mời về Điền Hải chơi mà phải "chạy đôn đáo" mướn chiếc Dream 2 (xe máy) gần buổi sáng để yên tâm với cung đường hơn 60 cây số (theo bạn chỉ dẫn Huế - QL1A - Mỹ Chánh (Quảng trị) xuôi QL49B hướng về Ngũ Điền) và mất vài tiếng chạy xe vì mặt đường đầy “ổ gà”, “ổ voi”.

Bây giờ về Ngũ Điền, tôi không theo cung đường ngày trước nhưng lại theo QL49A hướng về Thuận An, qua cầu Tam Giang thoáng rộng hướng về Quảng Ngạn, Quảng Công… Khác với trước đây khi chưa có tuyến này, xã Quảng Công, Quảng Ngạn chỉ có cát và cát, quanh năm hứng nắng và gió. Thời điểm đó, con cá, con tôm, hay khoai, ớt, đậu, lạc làm ra tiêu thụ khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương này ở mức hơn 50%. Bây giờ những vùng quê hình thành các tiểu đô thị trung tâm xã, sáng, chiều, tối người phương tiện qua lại trao đổi mua bán hàng hóa rộn ràng. Còn khu vực Ngũ Điền (Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải…) trước đây chia cắt với trung tâm huyện Phong Điền và TP. Huế giờ được kết nối theo nhiều cung đường lớn, như TL6; Khúc Lý - Mỹ Xuyên; Phong Điền - Điền Lộc… hai bên hiện hữu hạ tầng mang dáng đô thị, tạo đòn bẩy phát triển KT-XH.

Mới đây, với nhiều nguồn lực, tuyến Phú Mỹ - Thuận An được xây dựng dài hơn 4,2km, kinh phí hơn 344 tỷ đồng nối TP. Huế về biển; tuyến Tây ven phá Tam Giang nối TP. Huế về huyện Phú Vang mở rộng dài hơn 12km, kinh phí hơn 100 tỷ đồng…Cũng năm 2022 tuyến đường và cầu vượt biển Thuận An dài hơn 2,36km (giai đoạn 1), với kinh phí 2.400 tỷ đồng được khởi công. Đây là cây cầu vượt biển dài nhất miền Trung đang nỗ lực hoàn thiện vào đầu năm 2025 tạo “huyết mạch” ven biển, kết nối địa bàn TP. Huế, các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc… cùng phát triển.

Giao thông thuận lợi, không gian ven biển, đầm phá cũng được mở rộng, ngoài việc tạo những quỹ đất lợi thế, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã đến đầu tư khai thác dịch vụ kinh tế, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương có thu nhập ổn định. Đáng nói, những khu vực ven biển hoang sơ giờ trở thành địa chỉ “để mắt” của các nhà đầu tư lớn trong, ngoài địa phương. Đơn cử như Tập đoàn PSH (Catalonia - Tây Ban Nha) đầu tư dự án Ground Breaking Ceremony Hue Amusement and Beach Park ở vùng biển Vinh Thanh (Phú Vang); hay Công ty CP Sân golf BRG đầu tư dự án Sân golf quốc tế, khu dịch vụ phụ trợ, khu biệt thự nghỉ dưỡng ở xã Vinh Xuân...

Những tuyến đường lớn kết nối liên vùng tại cụm động lực phía Bắc 

Tạo sức bật cho 2 cụm động lực

Một trong những điểm nhấn trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 là tạo 2 cụm động lực phía Bắc và Nam, góp phần thúc đẩy KT-XH tỉnh lên tầm cao mới.

Cụm phía Bắc là trọng tâm huyện Phong Điền được xác định lên thị xã trước năm 2025. Hiện tại Phong Điền ngoài đầu tư hạ tầng dân sinh, nhiều đường lớn hình thành nối khu vực phía đông với trung tâm An Lỗ (Phong An, Phong Hiền) tạo vóc dáng đô thị loại 4. Tại thị trấn Phong Điền tiếp tục nâng cấp chỉnh trang hạ tầng dân sinh, các tuyến giao thông kết nối liên vùng. Giao thông đồng bộ mở ra nhiều cơ hội ở khu vực này phát triển về công - nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch trong phạm vi hẹp mà lan tỏa các vùng đồi Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ…

Đáng kể hơn tuyến Phong Điền - Điền Lộc đang xây dựng dài hơn 16,5km chuẩn bị hoàn thiện sẽ khép kín hệ thống giao thông liên vùng nối từ núi đến đồng bằng và đồng bằng về biển tại cụm động lực phía Bắc này. Tuyến Phong Điền - Điền Lộc sẽ nối với cao tốc Cam Lộ - La Sơn qua TL9 và vào KCN Phong Điền; xuôi về phía biển. Từ đây kết nối cụm Ngũ Điền và đường ven biển Bắc - Nam của tỉnh dài hơn 100km nối từ Phong Điền đến Phú Lộc - nơi giàu tiềm năng đất đai, hệ sinh thái nuôi trồng thủy, hải sản.

Cực tăng trưởng phía nam trọng tâm là huyện Phú Lộc - nơi có KKT Chân Mây - Lăng Cô được Chính phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 2006. Mục tiêu tại khu vực này sau năm 2025 cả tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được mở rộng thêm đầu tư trở thành đô thị Chân Mây loại III mang nét đặc trưng đô thị công nghiệp, dịch vụ du lịch, hậu cần cảng biển, logistics...

“Tạo nền” cho mục tiêu phát triển, hiện nay tỉnh đang tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là giao thông kết nối các khu chức năng, giao thông đối ngoại để cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, các vấn đề đi kèm, như sắp xếp tái định cư, tạo việc làm, an sinh xã hội phục vụ cho mục tiêu mới...

Ông Trần Văn Minh Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc chia sẻ, cụm động lực phía Nam hệ thống giao thông được liên hoàn cùng hệ thống cao tốc La Sơn - Túy Loan, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, QL1A, đường sắt Bắc - Nam kết nối đô thị TP. Đà Nẵng; TP. Hội An, Tam Kỳ (Quảng Nam)… Đây là cơ hội phát triển thành một chuỗi đô thị, khu kinh tế đồng bộ, tạo cửa ngõ cho vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và tiểu vùng sông Mêkông thông ra với thế giới trên cơ sở những lợi thế tiềm năng về du lịch, dịch vụ biển và hậu cần cảng biển….

(còn nữa)

Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
4
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top