Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương: ADB ký cam kết mới giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

ClockThứ Năm, 20/06/2024 06:24
TTH - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký một cam kết trị giá 50 triệu USD cho Quỹ Chuyển đổi khí hậu châu Á Actis, nhằm hỗ trợ việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và giải quyết các thách thức phát triển từ tác động của tình trạng biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thựcChâu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số giàADB dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á đang phát triển ở mức 4,9%

Các tấm pin năng lượng mặt trời trên hồ thủy điện Đa Mi, tỉnh Bình Thuận. Ảnh minh họa: TTXVN 

Được biết, Quỹ Chuyển đổi khí hậu châu Á Actis là quỹ cơ sở hạ tầng do Actis, một nhà đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững toàn cầu quản lý. Trong đó, quỹ sẽ đầu tư vào năng lượng tái tạo, các giải pháp năng lượng, và các công ty vận tải bền vững.

Trong một nhận định liên quan, bà Suzanne Gaboury, Vụ trưởng Vụ Hoạt động khu vực tư nhân của ADB cho biết: “Một số nền kinh tế khu vực châu Á dễ bị tổn thương trước tình trạng mực nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan, và tổn thất đa dạng sinh học. Khoản đầu tư của ADB vào quỹ sẽ giúp giải quyết những lỗ hổng này, bằng cách thúc đẩy các nỗ lực nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng chống chịu khí hậu và áp dụng các công nghệ thông minh về khí hậu ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương”.

Theo đó, các công ty được đầu tư sẽ được hỗ trợ trong việc xây dựng kế hoạch phát thải ròng bằng 0, phù hợp với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và cam kết thực hiện một lộ trình đáng tin cậy để làm giảm lượng khí thải. Ngoài ra, khoản đầu tư của ADB sẽ bao gồm việc áp dụng cách tiếp cận đầu tư qua lăng kính giới, nhằm nâng cao các hoạt động lồng ghép vấn đề bình đẳng giới của các công ty được đầu tư.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa

Với chủ đề “Thực hiện hành động chấm dứt ô nhiễm nhựa”, diễn đàn SEA of Solutions (SoS) 2024 vừa được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào cuối tuần qua đã kêu gọi các quốc gia châu Á mới nổi, đặc biệt là ở Đông Nam Á, cần phân bổ nhiều nguồn lực hơn vào tuần hoàn nhựa để giảm ô nhiễm nhựa và đảm bảo phát triển bền vững.

Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa
Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á

Trên toàn cầu, lĩnh vực y tế chịu trách nhiệm cho khoảng 5% tổng lượng khí thải carbon – cao hơn cả ngành hàng không và vận chuyển. Nếu không được giải quyết, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2050, lượng khí thải carbon từ lĩnh vực này có thể tăng gấp 3 lần, trong đó một phần lớn bắt nguồn từ châu Á.

Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á
Return to top