ClockThứ Hai, 07/11/2022 14:08

Thanh toán nợ của Chính phủ được thực hiện đầy đủ, đúng cam kết

Lũy kế 10 tháng năm 2022, Chính phủ trả nợ khoảng 241.040 tỷ đồng (71,8% kế hoạch); trong đó trả nợ trong nước 184.026 tỷ đồng (76,0% dự toán), trả nợ nước ngoài 57.014 tỷ đồng (60,8% dự toán).

Việt Nam có quỹ đạo tăng trưởng ấn tượngThanh toán khoản chi phí còn nợ của các dự án tái định cưThủ tướng Chính phủ ban hành công điện về quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu

Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, cho đến nay, việc trả nợ của Chính phủ tiếp tục được thực hiện đầy đủ theo cam kết, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc trả nợ của ngân sách Trung ương đảm bảo trong dự toán được Quốc hội phê duyệt; thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nghĩa vụ đã cam kết với các chủ nợ.

Lũy kế 10 tháng năm 2022, Chính phủ trả nợ khoảng 241.040 tỷ đồng (71,8% kế hoạch); trong đó trả nợ trong nước 184.026 tỷ đồng (76,0% dự toán), trả nợ nước ngoài 57.014 tỷ đồng (60,8% dự toán); trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 220.182 tỷ đồng (73,4% kế hoạch), trả nợ cho vay lại khoảng 20.858 tỷ đồng (58% kế hoạch).

Theo đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, tính từ đầu năm 2022 đến 26/10 đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 906,1 triệu USD (tương đương khoảng 20.902 tỷ đồng), trong đó cấp phát khoảng 571,3 triệu USD (13.178 tỷ đồng), cho vay lại khoảng 334,8 triệu USD (7.724 tỷ đồng).

Số rút vốn vay nước ngoài 10 tháng năm 2022 thấp hơn cùng kỳ năm 2021 là 196 triệu USD (tương đương 4.556 tỷ đồng); trong đó cấp phát thấp hơn khoảng 233,3 triệu USD và cho vay lại cao hơn khoảng 27,3 triệu USD.

Bộ Tài chính cho biết đến hết tháng 10/2022, vay trong nước và vay nước ngoài của Chính phủ Việt Nam khoảng 160.334 tỷ đồng (bằng 23,8% kế hoạch năm 2022); trong đó vay cho ngân sách Trung ương khoảng 152.610 tỷ đồng (bằng 23,6% kế hoạch), vay về cho vay lại 7.724 tỷ đồng (bằng 28,9% hạn mức được Chính phủ phê duyệt).

Theo đó, về huy động vốn vay trong nước 10 tháng năm 2022, tổng khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành là 139.432 tỷ đồng; trong đó, khối lượng phát hành cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là 106.444 tỷ đồng, tương đương 34,9% kế hoạch năm Bộ Tài chính giao là 400.000 tỷ đồng, toàn bộ trái phiếu chính phủ được phát hành theo phương thức đấu thầu và có kỳ hạn từ 10 năm trở lên.

Về ký kết và huy động vốn vay nước ngoài của Chính phủ, trong tháng 10/2022, Chính phủ không thực hiện ký kết hiệp định vay. Lũy kế 10 tháng của năm 2022, Chính phủ ký kết được 2 hiệp định vay nước ngoài, với tổng trị giá 184,6 triệu USD.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang tích cực đàm phán với các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc... để từ nay đến cuối năm có thể ký kết các khoản vay ưu đãi với điều kiện vay thuận lợi, kỳ hạn dài, lãi suất thấp.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN

Trong bối cảnh các quy định về tính bền vững được phát triển và việc công bố thông tin được tăng cường, tài chính thân thiện với môi trường sẽ sẵn sàng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ khi các chính phủ trên khắp khu vực Đông Nam Á ngày càng tìm kiếm những giải pháp tài chính tổng hợp để mở rộng quy mô của các khoản đầu tư, theo ông Sunil Kaushal, đồng Giám đốc Bộ phận Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư (CIB) của Ngân hàng Standard Chartered.

Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN
Giáo dục tài chính trong trường học

Giáo dục tài chính cho học sinh không chỉ giúp các em biết sống trách nhiệm, trân quý giá trị lao động, biết chia sẻ với ông bà, cha mẹ mà còn là nền tảng quan trọng giúp các bạn trẻ biết lập kế hoạch ngân sách cho cuộc sống tự chủ ở hiện tại và tương lai.

Giáo dục tài chính trong trường học
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

TIN MỚI

Return to top