ClockThứ Sáu, 17/08/2018 14:28

Giá trị vùng đất ngập nước không chỉ để hưởng lợi

TTH - Ước tính vùng đất ngập nước nội địa và ven biển chiếm khoảng 30% diện tích đất liền của Việt Nam. Đa dạng sinh học của các vùng đất này có ý nghĩa toàn cầu và thúc đẩy một loạt các dịch vụ hệ sinh thái.

Lồng ghép bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước

Ở Thừa Thiên Huế, vùng đầm phá lớn nhất là hệ thống Tam Giang - Cầu Hai, dài hơn 67 km với diện tích xấp xỉ 21.600 ha, không chỉ là nơi sinh sống của nhiều loài sinh cảnh đặc biệt mà đây còn là vùng nuôi dưỡng và bảo vệ các loài thủy sản nước mặn, nước ngọt và nhiều loài chim.

 Vùng đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai không chỉ tạo sinh kế mà còn có giá trị to lớn về môi trường sinh thái

Từ lâu, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã tạo ra sinh kế và sản phẩm bền vững cho ngành nông nghiệp. Nguồn lợi thủy sản của hệ đầm phá là nguồn sống và thu nhập của 2/3 dân số ở khu vực xung quanh đầm phá. Thực phẩm và các sản phẩm liên quan từ hệ sinh thái đất ngập nước là một phần quan trọng trong các món ăn truyền thống của địa phương.

Không chỉ có giá trị cao về tài nguyên đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai còn có chức năng vô cùng quan trọng về môi trường sinh thái, giúp giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai như bão, lũ, hạn hán, sạt lở đất ven biển; giúp duy trì chất lượng nước ở các sông hồ; lưu giữ nước; nạp nước ngầm; lưu trữ carbon; điều hòa khí hậu và kiểm soát dịch hại. Đây là một trong những đại diện hiếm hoi của hệ sinh thái ven biển nhiệt đới với môi trường phức tạp và đa dạng: đồng bằng châu thổ, vùng nước nông mở, vùng nước với đệm cỏ, các cửa sông và những nhánh sông bao quanh bởi những đụn cát chắn.

Đất ngập nước cũng đóng vai trò bảo vệ bờ biển trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như triều cường hay mực nước biển dâng.

Tuy nhiên, do khai thác và sử dụng quá mức, chưa hợp lý cùng với ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đã đe dọa tính bền vững của vùng đất ngập nước.

Việc lồng ghép bảo tồn đất ngập nước vào trong những sinh cảnh rộng lớn hơn đem lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội cho rất nhiều người dân đang sinh sống trong những sinh cảnh liên kết xung quanh khu bảo tồn đất ngập nước phá Tam Giang - Cầu Hai.

Sự can thiệp của dự án “Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết” tại hai tỉnh Thái Bình và Thừa Thiên Huế do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua UNDP tài trợ thực hiện từ năm 2016 đến nay đã thể hiện nỗ lực bảo đảm sự đa dạng sinh học quan trọng trong khu đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, chẳng hạn như phục hồi và phát triển rừng ngập mặn, ngập ngọt quan trọng ở lưu vực sông, bãi đẻ cá, đàn chim di cư từ nơi khác và các thành phần khác có ý nghĩa quan trọng để duy trì sự toàn vẹn sinh thái của khu bảo tồn đất ngập nước.

Những hoạt động khác của dự án như cải thiện phương pháp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng lúa đã giúp nâng cao sản xuất và tốt cho sức khỏe người dân địa phương, giảm các tác động môi trường tiêu cực như ô nhiễm, cải thiện và duy trì chất lượng nguồn nước đảm bảo cho các khu đất ngập nước.

Mục tiêu dự án hướng đến chính là mong muốn thúc đẩy sinh kế bền vững, nhất là đối với người dân có cuộc sống gắn với khu vực đất ngập nước. Một khi sinh kế bền vững không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn nêu cao vai trò chủ thể của chính họ trong việc thực hiện bảo tồn đất ngập nước, khai thác và sử dụng khôn khéo đất ngập nước trong sinh hoạt và sản xuất.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển

TIN MỚI

Return to top