ClockThứ Bảy, 10/09/2022 07:30

Nỗ lực không chỉ từ doanh nghiệp

TTH - Gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp (DN) luôn chú trọng đến các tiêu chí bảo vệ môi trường. Hoạt động này không chỉ đòi hỏi sự nhạy bén về cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ mà còn cần sự cộng đồng trách nhiệm, nhất là thay đổi thói quen tiêu dùng.

Doanh nghiệp vi phạm bảo vệ môi trường bị phạt 240 triệu đồngBảo đảm quản lý về môi trường nhưng hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến doanh nghiệpCần quan tâm đến các giải pháp bảo vệ môi trường

Công ty tinh dầu Hoa Nén phát triển sản xuất hướng đến tiêu chí bảo vệ môi trường

Khuyến khích lựa chọn

Xu hướng chung phần lớn các DN hiện nay đều mong muốn sử dụng công nghệ ít tiêu hao năng lượng, nhân công, để hạ giá thành, tăng lợi thế cạnh tranh. Nhiều DN đã liên kết với các đơn vị phân phối, cửa hàng kinh doanh đẩy mạnh truyền thông sản phẩm thân thiện với môi trường đến người tiêu dùng.

Có mặt ở Thừa Thiên Huế từ năm 2015, Công CP Tập đoàn Quế Lâm (Quế Lâm) có nhiều hoạt động gắn kết sản xuất trên cơ sở tôn trọng người tiêu dùng, xem trọng môi trường. Dấu ấn lớn nhất là Quế Lâm đã đồng hành hỗ trợ người nông dân các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền... xây dựng đồng lúa hữu cơ bình quân mỗi năm khoảng 250ha để sản xuất gạo sạch có sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia. Quế Lâm còn hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ xây dựng hàng trăm trang trại lợn, gà đảm bảo môi trường cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Quế Lâm đang hợp tác với các DN trong ngành, các tổ chức xã hội và Chi hội Nông nghiệp tuần hoàn khu vực miền Trung triển khai các hoạt động chống rác thải nhựa, phân loại rác tại nguồn; nghiên cứu, sản xuất, chế biến, thu gom tái chế, kinh doanh dịch vụ, xuất - nhập khẩu và sử dụng sản phẩm nông nghiệp xanh, bền vững.

Với phương châm đồng hành cùng người tiêu dùng, Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh (TAMACO) luôn lắng nghe ý kiến của người dân, đảm bảo sự hài hòa trong SXKD với lợi ích của địa phương. Gần đây, TAMACO đã cho ra những sản phẩm tốt, sạch, như phân bón NPK "Bông lúa", phân hữu cơ sinh học "Sông Hương" trên nền tảng than bùn tự nhiên theo công nghệ mới, bình quân hơn 80.000 tấn/năm. Đây là những sản phẩm có thương hiệu được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm, đánh giá cao và được bà con nông dân tin tưởng sử dụng. Đặc biệt, phân bón NPK hiện đã xuất đi ra thị trường các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và nước bạn Lào.

Mới đây, TAMACO còn thực hiện mô hình liên kết sản xuất khép kín bền vững với nông dân, giám sát thực hiện tất cả các khâu “giống - phân bón - kỹ thuật chăm sóc - thu mua lúa tươi - sấy khô - xay xát - thương mại”. Với mô hình trên, TAMACO đã đầu tư nhà máy xay xát gạo hơn 60 tỷ đồng đưa gạo sạch với thương hiệu ST24, ST25 ra thị trường xa... Cùng với nhà máy xay xát gạo, TAMACO đã kết hợp tạo dây chuyền sản xuất củi trấu tự động, nâng cao giá trị gia tăng, tận dụng tối đa tiềm năng, bảo vệ môi trường sinh thái.

 Ông Trần Đức Tôn, Phó Giám đốc TAMACO cho rằng, hoạt động SXKD của đơn vị dù trong lĩnh vực nào đều lấy yếu tố đảm bảo môi trường làm trọng. Trong quy trình sản xuất sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra, từ đó giúp cho khách hàng đón nhận những sản phẩm xanh, an toàn.

Không ai "ngoài cuộc"

Không chỉ từ phía nhà sản xuất, đơn vị phân phối, nhiều phong trào, hoạt động tiêu dùng vì môi trường đã, đang phát triển rộng rãi trong cộng đồng. Thông qua các tổ chức đoàn thể, nhiều người nội trợ đã có ý thức tốt hơn về sử dụng điện, nước tiết kiệm; sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

Hơn 1 năm nay chị Phạm Thị Thu, KQH Bàu Vá, phường Thủy Xuân, TP. Huế duy trì thói quen mang hộp nhựa mỗi lần ra chợ. Chị Thu chia sẻ, thời gian đầu cả chị và người bán hàng khá lóng ngóng với mớ rau, con cá. Tuy nhiên được vài hôm thì thích vì rác thải nhựa trong nhà giảm, người bán cũng tiết kiệm được tiền mua túi ny-lông. Trước đây mỗi buổi đi chợ chị Thu tiêu tốn chừng 3-5 túi ny-lông nhưng hiện tại thì không dùng túi ny-lông nữa.

Không riêng chị Thu nhiều chị em phụ nữ đang dần chuyển sang dùng giỏ nhựa, hộp nhựa... đi chợ theo vận động của hội, đoàn địa phương.

Một chuyên gia kinh tế ở TP. Huế cho rằng, để người tiêu dùng chấp thuận chi thêm tiền cho sản phẩm có bao bì, công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, từ đó thúc đẩy sản xuất cần phải có nhiều thời gian; có sự chung tay, hỗ trợ từ nhiều cơ quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thể. Hiện nay, tâm lý thói quen tiêu dùng tiện lợi, giá rẻ của người dân đang tác động đến công nghệ, quy trình sản xuất của các DN; hình thức phân phối.

Ở nhiều vùng nông thôn, tình trạng bỏ vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ngay tại ruộng vẫn phổ biến, cho dù địa phương đã xây dựng thùng đựng rác thải ngay tại từng cánh đồng. Đa số người dân vẫn có thói quen sử dụng túi ny-lông khó phân hủy và bỏ túi bừa bãi dù biết rõ tác hại của sản phẩm này.

Để xu hướng này từng bước đi vào đời sống xã hội, bên cạnh cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các DN, đơn vị kinh doanh tham gia hệ thống phân phối, sở ban ngành chức năng phải tham mưu, đề xuất những chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường trong tiêu dùng...

Mới đây tại hội thảo “Chỉ số xanh cấp tỉnh và việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện với môi trường” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ở TP. Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương nhấn mạnh, với tiềm năng lợi thế của mình, trong tiến trình xây dựng, phát triển, tỉnh luôn kiên định với con đường phát triển xanh, bền vững, ưu tiên hỗ trợ các DN, nhà đầu tư SXKD các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường...

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top