ClockThứ Tư, 10/04/2024 07:50

'Nở rộ' mua hàng qua sàn thương mại điện tử cũng gia tăng nguy cơ mất an toàn

Theo Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông), việc gia tăng mua hàng qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) tiềm nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng chuyển phát để gửi hàng lậu, hàng cấm.

Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tửNhững 'chiến binh thầm lặng' Việt Nam tham dự cuộc thi Hòa giải thương mại quốc tếSparta Việt: Trang web cung cấp mã giảm giá Lazada mới nhấtChống hàng giả trên các sàn thương mại điện tửHỗ trợ tiểu thương, doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tửThúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử

Khai thác và chuyển phát bưu gửi trong dịp Tết. Ảnh tư liệu: Minh Quyết/TTXVN 

Việc sản lượng gói, kiện hàng hóa, nhất là hàng hóa mua bán qua sàn TMĐT tăng nhanh, cũng dẫn đến nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng để gửi hàng lậu, hàng cấm (vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ…) trong điều kiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi chấp nhận của doanh nghiệp bưu chính bị hạn chế bởi nhiều lý do: Do điều kiện vật chất của doanh nghiệp (không có điều kiện trang bị máy soi, máy chiếu), do năng lực nhận biết hạn chế của người lao động doanh nghiệp về hàng cấm do không có chuyên môn, nghiệp vụ, do yêu cầu về đáp ứng chất lượng dịch vụ (thời gian toàn trình), trong khi sản lượng gói, kiện hàng hóa tăng nhanh.

Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp các bộ, ngành liên quan tập huấn các văn bản pháp luật liên quan đến an toàn, an ninh để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và nhận thức của cá nhân, tổ chức tham gia cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính về các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính; phổ biến kiến thức, trang bị một số kỹ năng nhận biết vật cấm gửi qua đường bưu chính.

Đồng thời, lực lượng chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp bưu chính, nhắc nhở, cảnh báo và xử lý vi phạm hành chính các doanh nghiệp bưu chính có hành vi vi phạm quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính quy định tại Điều 9 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dich điện tử và Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.

Kết quả, đã thu hồi giấy phép của 30 doanh nghiệp bưu chính. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính tại trụ sở chính của 150 doanh nghiệp bưu chính. Trong đó, có 7 doanh nghiệp có dấu hiệu né tránh, không hợp tác hoặc hợp tác chưa nghiêm túc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mời làm việc, 38 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ ghi trên giấy phép bưu chính đã được cấp và không liên hệ được qua điện thoại, thư điện tử đã đăng ký hoặc kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bưu chính, Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.

Theo ông Lê Văn Chung, 30 doanh nghiệp bưu chính bị thu hồi giấy phép với vi phạm chủ yếu là không triển khai cung ứng dịch vụ bưu chính từ sau khi được cấp giấy phép. Các doanh nghiệp đã chủ động nộp lại giấy phép bưu chính về Bộ. Sau khi nộp lại giấy phép bưu chính, nếu các doanh nghiệp này có mong muốn cung ứng dịch vụ bưu chính thì cần thực hiện thủ tục cấp mới theo quy định.

Trong 7 doanh nghiệp né tránh, đã có đơn vị làm việc với cơ quan chức năng. Hiện nay, còn 6 doanh nghiệp chưa phối hợp làm việc với các đơn vị chức năng của Bộ gồm: Công ty TNHH đầu tư và vận tải Nam Hưng; Công ty TNHH dịch vụ tổng hợp Thành Chiến; Công ty Cổ phần thương mại vận tải Thu An; Công ty Cổ phần thương mại vận tải Bách Việt; Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải và du lịch Trang Linh; Công ty TNHH thương mại vận chuyển Hà Thành.

Vụ Bưu chính và Thanh tra Bộ đang phối hợp với cơ quan chức năng (Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an, công an địa phương và các cơ quan liên quan) tìm các doanh nghiệp này để yêu cầu doanh nghiệp phối hợp làm việc, thực hiện thu hồi GPBC theo quy định pháp luật.

Trong 38 doanh nghiệp bưu chính không hoạt động tại địa chỉ ghi trên giấy phép, đã có 7 doanh nghiệp liên hệ với Vụ Bưu chính, 1 doanh nghiệp đã chủ động nộp lại giấy phép. Số doanh nghiệp bưu chính còn lại, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đang phối hợp với các cơ quan chức năng tìm kiếm và thu thập thông tin về các doanh nghiệp này.

Sau khi có danh sách các doanh nghiêp bưu chính này, Vụ Bưu chính sẽ trao đổi với từng doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp bưu chính không còn hoạt động trong lĩnh vực bưu chính thì sẽ vận động để doanh nghiệp nộp lại giấy phép.

Trường hợp doanh nghiệp bưu chính hoạt động nhưng thay đổi địa chỉ so với địa chỉ trong giấy phép, Vụ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục để sửa đổi, bổ sung giấy phép. Đồng thời, Vụ sẽ xem xét việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định.

Trường hợp doanh nghiệp bưu chính vẫn còn hoạt động nhưng không thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh, Vụ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định.

Trước đó, tại buổi giao ban quản lý Nhà nước đầu năm 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, ngành bưu chính đang phải đối mặt nhiều thách thức. Một số doanh nghiệp (DN) nước ngoài đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam và sử dụng chiến lược chi tiêu lớn để chiếm lĩnh thị trường thông qua các chương trình khuyến mãi, quảng cáo rầm rộ. Vụ Bưu chính cần nhanh chóng tiến hành kiểm tra, giám sát, thanh tra chấn chỉnh thị trường bưu chính.


Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh

Hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) khai mạc sáng 30/8. Đây là hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 của tỉnh do Sở Công thương và các sở, ngành hữu quan phối hợp tổ chức.

Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh

TIN MỚI

Return to top