ClockChủ Nhật, 03/09/2023 14:05

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử

Mặc dù thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch tại Việt Nam ngày càng chiếm tỷ lệ lớn nhưng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử, nhất là thanh toán điện tử thông qua các trung gian thanh toán hoặc ứng dụng thanh toán còn thấp.

UNCTAD: Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023Thanh toán ngân sách qua ngân hàng thương mạiCơ hội bứt tốc trong thanh toán không dùng tiền mặtThanh toán điện tử tại Hàn Quốc ghi nhận mức cao kỷ lụcĐang thúc đẩy cuộc cách mạng thương mại điện tử

Tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện "tuyến đường thanh toán không tiền mặt". Ảnh minh họa: Chương Đài/TTXVN 

Chính vì vậy, nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử Quốc gia, thời gian qua, Bộ Công Thương đặt mục tiêu cao đối với thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại điện tử. Cụ thể, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; trong đó, thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80% vào năm 2025. 

Đại diện Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: Trung tâm đã, đang và sẽ triển khai nhiều giải pháp, hạ tầng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành như hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia (KeyPay).

Bên cạnh đó, nghiên cứu triển khai hệ thống thanh toán đảm bảo trong thương mại điện tử theo phương án trọng tài thương mại (ESCROW) hướng đến mục đích bảo vệ cả người tiêu dùng và người bán hàng khi thanh toán không dùng tiền mặt trong một giao dịch thương mại điện tử.

Nhằm hỗ trợ các bên tham gia vào giao dịch sử dụng thanh toán trực tuyến được bảo vệ, thời gian tới, Trung tâm Tin học và Công nghệ số dự kiến sẽ cho ra mắt hệ thống đảm bảo giao dịch trong thương mại điện tử. Hệ thống này sẽ hướng đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường điện tử, bảo vệ lợi ích của các bên tham gia giao dịch trực tuyến.

Cụ thể, tăng lượng thanh toán điện tử qua ESCRO, giảm tỷ lệ COD (kiểm hàng mới trả tiền); tăng độ tin cậy và thúc đẩy gia tăng giao dịch; giải quyết tranh chấp với cơ sở pháp lý rõ ràng; bảo vệ lợi ích cho cả bên mua và bên bán…

Theo đại diện Trung tâm Tin học và Công nghệ số, thực tế cho thấy, giao dịch thanh toán không qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như giao dịch thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, gửi tiền mặt qua các quầy giao dịch, gửi tiền qua bưu điện... chiếm tỷ lệ cao trong giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. 

Việc này tiềm ẩn những rủi ro cho người tiêu dùng trong quá trình giao dịch bởi khi hàng hóa/dịch vụ không đạt yêu cầu có thể không được người bán tiếp nhận chuyển hoàn, người tiêu dùng cũng không thể khiếu nại hoặc được bảo vệ trong các giao dịch như trên.

Nguyên nhân chính của việc này là thói quen mua sắm của người tiêu dùng còn sử dụng tiền mặt; niềm tin của người tiêu dùng vào hạ tầng thanh toán điện tử hỗ trợ cho thương mại điện tử chưa cao; biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và người bán hàng trong giao dịch sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa có tính đồng bộ, nhất quán. 

Hiện tại, tại Việt Nam chỉ mới xuất hiện hình thức thanh toán đảm bảo (thanh toán tạm giữ) thông qua tài khoản ví điện tử của người dùng hoặc được tạm giữ bởi chính các sàn giao dịch thương mại điện tử. 

Về bản chất số tiền giao dịch này được chung chuyển trong tài khoản ngân hàng thuộc công ty cung cấp dịch vụ ví điện tử hoặc công ty sàn thương mại điện tử. Điều này còn tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng và doanh nghiệp thương mại điện tử do dòng tiền trong ví điện tử không được đảm bảo bởi một ngân hàng thương mại hoặc một tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh

Hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) khai mạc sáng 30/8. Đây là hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 của tỉnh do Sở Công thương và các sở, ngành hữu quan phối hợp tổ chức.

Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh
Quản chặt thanh toán không dùng tiền mặt

Ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế cho biết: các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian qua. Ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng đã có nhiều đầu tư trong chuyển đổi số nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán này. Và Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (NĐ52) vừa ban hành là văn bản pháp lý quan trọng về lĩnh vực TTKDTM, có ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực, đối tượng, tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới.

Quản chặt thanh toán không dùng tiền mặt

TIN MỚI

Return to top