ClockThứ Hai, 01/11/2021 10:28

Nới lỏng giãn cách giúp chỉ số sản xuất công nghiệp dần 'hồi sinh'

Theo Tổng cục Thống kê, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng góp phần khiến hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 10/2021 ước tăng 6,9% so với tháng trước. Trong 10 tháng năm 2021, IPP tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạoNăm 2030 hoàn thành việc lồng ghép phát triển đô thị tăng trưởng xanhTạo đà tăng trưởngTăng kết nối, tạo thuận lợi cho doanh nghiệpCơ sở nào cho mức tăng trưởng 25%/năm

Nếu tính theo địa phương, IPP 10 tháng năm 2021 của 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 11 địa phương tăng cao. Ninh Thuận là tỉnh đứng đầu với chỉ số IIP 10 tháng tăng 29,7%, xếp thứ 2 là Đắk Lắk với mức tăng 25,7%. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đều không nằm trong nhóm tăng cao này.

"Nếu việc kiểm soát dịch bệnh tiếp tục khả quan; các doanh nghiệp ở khu vực miền Bắc, miền Trung tăng tốc sản xuất, sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 sẽ tăng trưởng cao hơn quý III/202 và dự kiến IPP năm 2021 tăng khoảng 6 % so với năm 2020. Con số này mặc dù thấp hơn chỉ tiêu ngành Công Thương đặt ra ban đầu (IIP tăng 8 - 9%) nhưng cũng đã cho thấy sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc kiểm soát dịch bệnh, khôi phục sản xuất", đại diện Bộ Công Thương cho biết.

Cụ thể: Trong mức tăng chung của IPP 10 tháng năm nay, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5%, đóng góp 3,99 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7%, làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 19,2%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 13,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 8,7%; sản xuất đồ uống giảm 5,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,4%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 10 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước như linh kiện điện thoại tăng 38,8%; thép cán tăng 37,3%; xăng dầu các loại tăng 15,5%; khí hóa lỏng LPG tăng 14,1%; ô tô tăng 12,4%; sắt, thép thô tăng 11,4%; sữa bột tăng 9,6%; thức ăn cho gia súc tăng 9,5%; giày, dép da tăng 8,5%. Ngoài ra, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/10/2021 tăng 7,7% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 7,9% so với cùng thời điểm năm 2020.

Do chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài khiến giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III/2021 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp vẫn đang duy trì đà tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020.

Sau gần 5 tháng thực hiện giãn cách xã hội, đến nay tình hình dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh cơ bản đã được kiểm soát. Từ ngày 1/10, TP Hồ Chí Minh bắt đầu vào giai đoạn bình thường mới, vừa thực hiện đồng thời công tác phòng, chống dịch vừa từng bước phục hồi kinh tế. IPP của TP Hồ Chí Minh ttháng 10/2021 đã có sự khởi sắc và cải thiện do cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, do thời gian giãn cách kéo dài, đặt biệt chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy và tình trạng thiếu hụt lao động khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tái phục hồi sản xuất.

Theo ý kiến một số chuyên gia kinh tế, kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục khởi sắc nhờ chiến lược tiêm chủng vaccine COVID-19 thực hiện đồng loạt trên toàn thế giới, thương mại hàng hóa toàn cầu đang hồi phục. Các nền kinh tế lớn của thế giới là Mỹ và EU mở cửa trở lại, thị trường tiêu dùng được phục hồi mạnh mẽ. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Điện tử, dệt may, da giày, chế biến nông sản, thủy sản… được dự báo sẽ tăng mạnh trở lại.

Do đó, việc khôi phục sản xuất, tận dụng cơ hội thị trường hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong việc giành được các đơn hàng lớn, giữ được bạn hàng cho những năm tiếp theo. Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần thích nghi với trạng thái "bình thường mới", nối lại chuỗi sản xuất bên cạnh chú trọng kiểm soát dịch bệnh. Phía Bộ Công Thương sẽ tiếp tục bám sát tình hình sản xuất công nghiệp để hướng dẫn các Sở Công Thương, các khu, cụm công nghiệp xây dựng kế hoạch khôi phục sản xuất kinh doanh theo từng cấp độ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp.

Việc thúc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ và một số vật liệu cơ bản từng bước chủ động nguồn linh kiện, nguyên phụ liệu đầu vào trong nước, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu.

Theo PGS TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, ngành Công Thương, cần phối hợp với các địa phương để tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, kết nối giao thông thuận lợi nhất, giảm bớt sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, đứt gãy nguồn lao động…“Các bộ, ngành cần đẩy nhanh các giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp sản xuất cũng như nắm bắt cơ hội xuất khẩu; có các chính sách thúc đẩy cầu hàng hóa tăng, từ đó tạo cơ hội để doanh nghiệp hồi phục trong những tháng cuối năm này”, ông Trần Hoàng Ngân phân tích.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Chỉ thị sinh học cho nước thải công nghiệp

Chất lượng nước thải, đặc biệt là nước thải tại các nhà máy, cơ sở, sản xuất khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) là mối quan tâm của nhiều người. Nếu các yêu cầu từ đầu ra của nước thải không đạt quy chuẩn môi trường sẽ tác động đến sản xuất, sinh hoạt, đời sống của người dân.

Chỉ thị sinh học cho nước thải công nghiệp
Singapore: Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III/2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến

Ước tính sơ bộ từ Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore vào sáng 14/10 cho biết, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 4,1% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự báo 3,8% được đưa ra trước đó. Mức tăng trưởng này cũng nhanh hơn nhiều so với mức tăng 2,9% của quý II.

Singapore Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III 2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top